Học tập đạo đức HCM

Những vùng quê đổi thay nhờ xuất khẩu lao động

Thứ ba - 24/07/2012 00:12
Những năm gần đây, nhiều địa phương đã ban hành chủ trương, chính sách khuyến khích nhân dân đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, coi đây là một trong những giải pháp để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
 
NHCSXH Quảng Bình tạo điều kiện cho dân vay vốn đi XKLĐ.
Khi người nghèo được chắp cánh

Nhằm hỗ trợ người đi xuất khẩu lao động, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cũng như NHCSXH Quảng Bình đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể cố gắng chuyển tải nguồn vốn đến tay người vay một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hiệu quả nguồn vốn ở Nghi Xuân

Hà Tĩnh là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về chương trình xuất khẩu lao động (XKLĐ). Từ năm 2007 đến nay, tỉnh đã đưa được hàng chục nghìn lượt người đi XKLĐ, bình quân mỗi năm có 5.500 - 6.500 người đi lao động tại các thị trường như: Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ảrậpxêút, Dubai, Nga, Lybia… Hầu hết người lao động ở các nước có việc làm, thu nhập ổn định, đóng góp vào việc phát triển kinh tế ở một số vùng quê.

Không nằm ngoài "xu hướng xuất ngoại" chung, trong năm qua, huyện Nghi Xuân đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích nhân dân đi lao động ở nước ngoài.

Các tổ chức đoàn thể đã triển khai nhiều hoạt động để tuyên truyền cho hội viên về công tác XKLĐ như tổ chức hội chợ việc làm, tư vấn, mở văn phòng đại diện để tuyển dụng lao động đi làm việc ở Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia và các nước Đông Âu…

Các xã Cương Gián, Xuân Liên, Xuân Trường, Xuân Hội, Xuân Mỹ ký hợp đồng dài hạn với Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC), Công ty Việt Hà, Công ty XKLĐ và Giới thiệu việc làm của Đoàn Thanh niên cộng Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh… làm đại diện để đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời, các địa phương còn giúp người lao động hoàn thành nhanh các thủ tục hồ sơ cần thiết, hộ chiếu, ký bảo lãnh các hợp đồng lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được vay vốn từ các tổ chức tín dụng, trong đó có Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).

Quỹ tín dụng nhân dân Cương Gián là điển hình cho sự năng động, sáng tạo trong việc huy động nguồn lực tại chỗ, tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn để giải quyết việc làm và XKLĐ, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Với những thành tích đã đạt được đối với công tác XKLĐ, năm 2005, Cương Gián được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Từ xã nghèo, nhờ XKLĐ, Xuân Liên đã có nhiều đổi thay. Hiện, xã có hơn 1.300 lao động đang làm việc tại nước ngoài. Hàng năm số lao động này gửi về cho địa phương gần 40 tỷ đồng. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng để đưa kinh tế Xuân Liên phát triển.

Những đổi thay và thành tích đó có sự đóng góp không nhỏ của NHCSXH huyện Nghi Xuân. Cùng với các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, hàng năm Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghi Xuân đã tích cực đầu tư cho các đối tượng chính sách được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Tính từ năm 2003 đến nay, NHCSXH Nghi Xuân đã cho 700 lượt hộ nghèo vay gần 3 tỷ đồng để đi XKLĐ. Tính đến thời điểm hiện tại, số dư cho vay XKLĐ đạt 1.365 triệu đồng. Trong đó, địa phương có số tiền vay XKLĐ nhiều nhất là xã Xuân Hội, với 238 triệu đồng. 

 

Nhờ đi XKLĐ, người dân Bố Trạch đã xây dựng được những ngôi nhà khang trang.


Theo ông Võ Quang Trung, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghi Xuân, dù ngân hàng không thiếu vốn để cho vay đi XKLĐ nhưng dư nợ của chương trình này luôn đạt thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do thành phần cho vay còn hạn chế, hiện chỉ có hộ nghèo và gia đình chính sách mới được tiếp cận. Tuy nhiên, những thành phần này thường không nằm trong độ tuổi XKLĐ nên số lượng vay không nhiều. Bên cạnh đó, mức cho vay quá thấp, tối đa 30 triệu đồng chỉ giúp người lao động được tham gia vào những thị trường có nguồn thu nhập thấp; nếu muốn đi làm việc ở những thị trường có thu nhập cao, người dân phải vay bên ngoài.

Vì vậy, ông Trung cho rằng, NHCSXH Việt Nam nên trình Chính phủ đề nghị nâng mức cho vay XKLĐ (áp dụng cho những đối tượng đi lao động ở những nước phát triển) và xem xét mở rộng đối tượng cho vay nhằm đáp ứng đủ nhu cầu đi vay vốn XKLĐ tại các địa phương.

Cho vay đúng đối tượng

Cũng giống như Hà Tĩnh, từ nhiều năm nay, công tác XKLĐ được tỉnh Quảng Bình thực hiện khá hiệu quả với sự trợ giúp vốn từ NHCSXH. Hiện, tổng dư nợ của Chi nhánh NHCSXH Quảng Bình đạt 40 tỷ đồng với 1.500 hộ vay. Ông Nguyễn Hữu Lướng, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH Quảng Bình khẳng định: "Đa số người đi XKLĐ đều được nhiều hơn mất, bởi có nguồn thu nhập cao, ngoài phục vụ cho nhu cầu bản thân còn gửi tiền về gia đình để phát triển kinh tế, xây dựng nhà cửa khang trang".

Cách đây 10-15 năm, cuộc sống của người dân các xã Hải Trạch, Thanh Khê, (Bố Trạch); Quảng Thọ, Ba Đồn, Cảnh Dương (Quảng Trạch)... rất khó khăn. Vậy mà nay, các địa phương này đã thay da đổi thịt, đẩy lùi đói nghèo, khoác trên mình chiếc áo mới với hàng trăm biệt thự kiên cố. Tất cả đều nhờ XKLĐ.

Hầu hết người dân ở đây đều khẳng định: "Nhờ Đảng và Nhà nước quan tâm cho dân vay vốn XKLĐ nên đời sống ngày càng khấm khá. Giờ đây, thanh niên đủ tuổi lao động, nhất là những hộ nghèo nông thôn đều mong muốn được vay vốn đi XKLĐ để góp phần giúp gia đình xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu".

Ông Trần Văn Tài, Phó giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình cho biết: "Ngoài kết quả đạt được vẫn còn có trường hợp trả nợ lãi chậm do một số thị trường lao động có biến động kinh tế, chính trị, an ninh, công ty đình đốn. Cũng có trường hợp do nguyên nhân chủ quan như: hàng trăm lao động, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi Minh Hóa bị mắc lừa "nhà tuyển dụng" nên "tiền mất tật mang", nợ nần không có khả năng thanh toán".

Theo ông Hồ Thanh Vân, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên Quảng Bình, 6 tháng đầu năm nay, tổng số lao động mà Trung tâm giới thiệu có việc làm và thu nhập ổn định là 2.120 người, trong đó XKLĐ sang các thị trường Malaisya, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, các nước Trung Đông, châu Âu là 272 người, diện chính sách 31 người. Trung tâm phấn đấu 6 tháng còn lại giới thiệu và cung ứng 3.500 lao động, trong đó XKLĐ 550, diện chính sách 80 người.

Để chương trình XKLĐ tiếp tục là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế ở các địa phương, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền cũng như cung ứng vốn kịp thời cho người dân. Điều đó đồng nghĩa với việc NHCSXH sẽ gánh trọng trách nặng nề hơn, nhưng cũng vô cùng vinh quang và ý nghĩa.

Mai Hạnh - Minh Mẫn

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập214
  • Hôm nay20,706
  • Tháng hiện tại387,978
  • Tổng lượt truy cập90,451,371
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây