Học tập đạo đức HCM

Niềm vui của ngư dân Hà Tĩnh

Thứ sáu - 01/01/2016 02:11
Khi nguồn lợi hải sản ven bờ được quản lý, sản lượng tăng cao, bà con ngư dân vùng bãi ngang ven biển luôn phấn khởi, tự tin dong thuyền ra khơi. Niềm vui đó là nhờ dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững Hà Tĩnh (CRSD) mang lại.
Niềm vui của ngư dân Hà Tĩnh
Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Xuân Thành ở Xuân Phổ (Nghi Xuân) thu hoạch tôm thẻ đạt năng suất 40 tấn/ha.

Giảm dần khai thác hủy diệt

Chúng tôi về vùng bãi ngang xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên) đúng dịp ngư dân thuộc Tổ đồng quản lý nghề cá số 11 đang phối hợp với chính quyền địa phương triển khai kế hoạch quản lý hoạt động tàu cá vùng biển ven bờ. Ông Nguyễn Văn Tâm – Tổ trưởng cho hay: Ở vùng bãi ngang này, hàng năm, có khoảng 200 lượt tàu cá sử dụng chất nổ vào khai thác hải sản bằng nghề te, rê có kích thước nhỏ hơn so với quy định khai thác hải sản vào thời kỳ sinh trưởng cao. Nhưng từ khi dự án CRSD triển khai, hình thành tổ đồng quản lý nghề cá, bà con ngư dân ở đây được nâng cao về nhận thức, tham gia bảo vệ vùng biển ven bờ nên tình trạng trên… giảm hẳn.

Không chỉ vùng biển Cẩm Hòa, trước đây, ở hầu hết vùng bãi ngang ven biển, tình trạng khai thác bằng các phương tiện hủy diệt, xâm hại nguồn lợi hải sản ven bờ diễn ra nghiêm trọng. Đặc biệt là các tàu dạ cào ở các tỉnh khác vào hoạt động sai vùng biển theo quy định khoảng 550 lần/năm, phá hoại ngư trường và làm thiệt hại ngư cụ của bà con ngư dân bình quân từ 30–50 triệu đồng/ năm. Cộng đồng ngư dân thuộc các tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ phát hiện các tàu cá vi phạm và phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xử lý. Qua đó, tình trạng vi phạm khai thác vùng biển trên ngày càng giảm, ngư trường được bảo vệ, sản lượng khai thác ven bờ được nâng lên… bà con ngư dân hết sức phấn khởi.

Theo ông Trần Viết Hùng – Trưởng phòng Quản lý Khai thác (Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản), đến nay, toàn tỉnh có 9 tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ được thành lập và đi vào hoạt động, mang lại hiệu quả thiết thực. Tại các vùng bãi ngang, một số ngư dân đã từ bỏ khai thác các loài thủy sản bản địa quý hiếm chưa đạt kích thước cho phép khai thác hoặc trong thời kỳ mang trứng như: tôm hùm, ghẹ trứng, ốc hương... Tình trạng khai thác bất hợp pháp của tàu dạ cào tại vùng biển ven bờ giảm rõ rệt, đặc biệt là tình trạng hoạt động sai vùng biển theo quy định giảm 60-80%…

Niềm vui của ngư dân Hà Tĩnh
Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản đã mang lại niềm vui lớn cho ngư dân

Sản lượng ven bờ tăng cao

Có dịp về các vùng bãi ngang ven biển ở Thạch Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh vào mùa cá vụ Bắc, vụ Nam... đều cảm nhận được sự phấn khởi, tư tin của bà con ngư dân. Ông Nguyễn Hoan ở thôn Bắc Lạc, xã Thạch Lạc (Thạch Hà) vui vẻ cho biết: “Trước đây, mỗi chuyến khai thác ven bờ, chúng tôi chỉ kiếm được vài cân cá, lạng mực, đó là chưa kể bị tàu dạ cào phá hỏng ngư cụ nhưng giờ sản lượng tăng lên gấp 2 lần, thu nhập từ nghề khai thác ổn định hơn trước nhiều”.

Ông Trần Xuân Hoàng – Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết: Hà Tĩnh có khoảng 75% tổng số tàu có công suất nhỏ hơn 20 CV, làm nghề lưới rê và câu, hoạt động vùng ven bờ. Dự án CRSD do Ngân hàng Thế giới tài trợ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong đó, từ hợp phần xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ, bà con ngư dân đã biết gắn kết cộng đồng và tạo được sự đồng thuận để cùng nhau bảo vệ ngư trường. Khi nguồn lợi ven bờ được quản lý, bảo vệ thì sản lượng khai thác của bà con ngư dân ngày một tăng cao. Có những vùng bãi ngang ven biển như: Thạch Lạc (Thạch Hà), Xuân Hội (Nghi Xuân), Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), Kỳ Khang (Kỳ Anh), sản lượng khai thác ven bờ đã tăng lên 50%, đóng góp vào sản lượng 35.490 tấn hải sản của tỉnh trong năm 2015.

Sau hơn 1 năm triển khai, dự án CRSD không chỉ nâng cao năng lực cho cộng đồng ngư dân địa phương mà còn thu hút được sự quan tâm của các cơ quan chức năng trong việc quản lý, bảo vệ ngư trường, góp phần duy trì và phát triển bền vững nghề khai thác hải sản của tỉnh.

Hữu Trung
Theo Baohatinh.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập232
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm229
  • Hôm nay22,885
  • Tháng hiện tại1,266,155
  • Tổng lượt truy cập88,621,225
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây