Học tập đạo đức HCM

Nỗi đau tụt hậu: Ai gieo, ai gánh?

Thứ ba - 24/09/2013 21:34
Đang tụt hậu - là đánh giá đau xót nhất về nền kinh tế Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới. Vì sao lại nên nông nỗi này?

DN chủ lực trở thành gánh nặng?

Tháng 2/2013, có ý kiến cho rằng Bộ Tài chính có thể đứng ra bảo lãnh cho khoản nợ quốc tế tới 600 triệu USD của Tập đoàn Công nghiệp Vinashin. Đến nay, không có bất cứ động thái hay công bố gì về việc này. Đây rõ ràng chỉ là tin đồn nhưng trên thực tế lại có rất nhiều trường hợp tương tự diễn ra.

Hồi tháng 4/2013, Tổng công ty Phát triển Nhà ở và đô thị (HUD) có văn bản cầu cứu Bộ Tài chính trả nợ nước ngoài giúp, khoảng hơn 5 triệu USD cho nhà máy xi măng sông Thao, nơi mà HUD chiếm 81% vốn chủ sở hữu. Trước đó, đã có vài ba trường là DNNN sa lấy trong các dự án xi măng đã được Bộ Tài chính gánh hộ khoản nợ nước ngoài.

Đến nay, chưa có xác nhận cụ thể, Bộ Tài chính đang phải “đứng mũi chịu sào” cho bao nhiêu những khoản nợ của nhóm “khu vực chủ đạo” - doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Nhưng những câu chuyện trên có thể là ví dụ dễ thấy nhất về một vấn đề đang gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam.

Tụt hậu, kinh tế Việt Nam, tăng trưởng GDP, lạm phát
 

Theo nghiên cứu của GS Trần Thọ Đạt, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nếu cộng cả con số nợ của DNNN không được Chính phủ bảo lãnh – mà sau đó rất có thể lại được bảo lãnh thì nợ công của Việt Nam hiện nay sẽ xấp xỉ tới 95% GDP. Tỷ lệ này vượt xa con số an toàn là 60% GDP do Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Tài chính quốc tế công bố. Mầm mống rủi ro nợ công chính nằm ở đây, là những khoản nợ xấu tiềm tàng trong DNNN và có lúc buộc ngân sách đứng ra trả thay.

Năm 2012, lỗ phát sinh của DNNN là khoảng 2.253 tỷ đồng. Năm 2013, các DNNN dự kiến tăng vốn đầu tư lên 506.995 tỷ đồng, tương đương hơn 32%, nhưng doanh thu và lợi nhuận đặt ra lại thấp hơn cả năm 2012. Trước đó, kinh doanh năm 2012 của các DNNN này cũng thấp hơn nhiều so với kết quả kinh doanh năm 2011. Trong khi đây là khu vực đang nắm giữ tài sản chiến lược quan trọng nhất của đất nước, hưởng nhiều ưu đãi nhất, với lợi thế kinh doanh vượt trội.

Lo ngại hơn nữa là trong quá trình tái cấu trúc, cơ chế quản lý lại có những biểu hiện đi thụt lùi, trở về thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, khi mới đây, Chính phủ lại giao việc quản lý các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước về cho các Bộ. Thậm chí, các Bộ còn đang cắt cử các công chức xuống làm việc tại các DN.

Không phải ngẫu nhiên khi Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trăn trở: “Liệu có cần tìm kiếm động lực tăng trưởng kinh tế mới?. Đâu là 3 giải pháp có hiệu lực đột phá nhất giúp nền kinh tế trỗi dậy từ tình trạng khó khăn hiện nay? Quy mô của kinh tế Nhà nước, nhất là vai trò của doanh nghiệp Nhà nước cần thay đổi đến mức nào, duy trì đến đâu?”

Vẫn chạy theo thành tích

Câu chuyện về DNNN chỉ là một trong nhiều nguyên nhân khiến cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng có khoảng cách xa với các nước. Những bất ổn vĩ mô vẫn dai dẳng kéo dài, đặc biệt trong vòng 5-6 năm trở lại đây là hệ quả tổng thể của một mô hình tăng trưởng không hợp lý, dựa nhiều vào đầu tư, một cơ chế quản lý mang nặng tính xin cho và thị trường nửa vời, những bất cập trong chi tiêu công… Và trên hết, đó còn là căn bệnh tư thành tích trong tư duy phát triển kinh tế.

Sáng 24/9, Bộ Kế hoạch đầu tư công bố, GDP 9 tháng ước đạt 5,14%. Nhiều khả năng, mục tiêu GDP cả năm sẽ không đạt như Quốc hội đề ra. Mới đi nửa chặng đường của kế hoạch phát triển 5 năm 2011-2015, nhưng ước thấy đã có 7 chỉ tiêu trọng yếu không đạt GDP, lạm phát, bội chi, giải quyết việc làm…

Tụt hậu, kinh tế Việt Nam, tăng trưởng GDP, lạm phát
 

Sau mỗi lần công bố GDP, nhiều chuyên gia đã “hỏi nhau”, tăng trưởng kinh tế thực sự là bao nhiêu?. Chính ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nói: “Tính GDP, tỉnh nào cũng tăng mười mấy phần trăm trong khi cả nước có 5,5% thôi thì không biết chạy đi đâu”.

GS Nguyễn Quang Thái cho biết: “3 năm gần nhất, cộng GDP của các tỉnh tăng 12%, trong khi cả nước tăng có 6%, sự khác biệt này trước đó tăng gấp rưỡi, nhưng nay là gấp đôi. Việc này các đồng chí lãnh đạo biết rồi nhưng không sửa”.

Đến cả nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng than thở: “Những con số đó cứ thế nào. Tôi không dám tin.” Và vì thế, ông nói “việc điều chỉnh chỉ tiêu thì dễ nhưng không để làm gì”.

Có lẽ vì thế mà GS Trần Thọ Đạt cho rằng: “Căn bệnh thành tích đã phủ kín những khiếm khuyết của nền kinh tế”.

Theo ông, quá trình hoạch định chính sách hiện nay vẫn không thể đối phó với vấn đề mới của thời đại. Tư duy chiến lược phát triển của kinh tế đang có sự không nhất quán…. Sự không rõ ràng trong tư duy phát triển kinh tế đã dẫn tới những chính sách đa mục tiêu. Cùng đó là chính sách kinh tế ban hành rất nhiều nhưng hiệu quả lại không đạt.

Trong khi đó, chúng ta lại ít khi nói về cái sai của mình. Theo GS Đạt, hệ lụy của gói kích thích kinh tế, chính sách nới lỏng thái quá đã dẫn tới giá cả gia tăng, lãi suất, tỷ giá tăng, kéo theo sóng đầu cơ và bất ổn. Nhưng thay vì nhìn nhận các vấn đề này là nguyên nhân sai lầm trong thiết kế thực thi chính sách thì Chính phủ lại coi đó là khiếm khuyết của kinh tế thị trường. Đồng thời, lại gia tăng các biện pháp cưỡng ép hành chính và gọi chúng là chính sách bình ổn.

Theo khuyến nghị của GS Đạt, đã đến lúc phải lựa chọn và quyết định. Đầu tiên phải đổi mới tư duy chiến lược kinh tế.

“Đây sẽ là động lực để nền kinh tế thoát khỏi trì trệ. Tuy nhiên, cần có sự dũng cảm và kiên trì trong lựa chọn này. Việt Nam sẽ phải hi sinh tăng trưởng trong vài năm đầu, chấp nhận một mức tăng trưởng thấp để đạt sự bền vững lâu dài”, ông Đạt nhấn mạnh.

Theo VNN

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập716
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại741,912
  • Tổng lượt truy cập93,119,576
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây