Học tập đạo đức HCM

Nông dân Thanh Chương “mắc màn” bảo vệ cam

Thứ năm - 13/09/2018 19:43
Để bảo vệ, phát huy bền vững thương hiệu Cam tổn đội, người trồng cam trên địa bàn huyện Thanh Chương đang có nhiều giải pháp để có cam sạch, trong đó có việc “mắc màn” cho cam.

Gia đình anh Trương Xuân Dương ở xóm Sướn, xã Thanh Đức (Thanh Chương) có 3 ha cam chuẩn bị vào mùa thu hoạch. Tất cả diện tích cam đã cho quả đều được che đậy bởi những chiếc màn rộng bao trùm từ ngọn đến gốc. Theo anh Dương, thời điểm mắc màn cho cam là giai đoạn gần chín, tỏa mùi thơm. Khi đó nhiều loại côn trùng, sâu bọ tụ tập về vườn cam để "châm chích".

"Trước đây, khi gần đến mùa thu hoạch, sâu bọ thường chích vào làm thối cam khiến chúng tôi rất vất vả vì phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, đi bắt tay cả đêm để diệt và đuổi sâu bọ. Thế nhưng, từ khi "mắc màn" cho cam thì hiệu quả được nâng lên rõ rệt. Cam không những giữ được hương vị mà còn sạch vì không có tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật" - anh Dương cho biết thêm.

 
Nhiều diện tích cam ở xã Thanh Đức (Thanh Chương) được "mắc màn" để phòng tránh sự xâm hại của sâu bọ. Ảnh: Hữu Thịnh
Cũng giống như gia đình anh Trương Xuân Dương, để bảo vệ hơn 1.000 gốc cam an toàn trước sự xâm hại của sâu bọ, gia đình anh Võ Văn Hoàn cũng ở xóm Sướn, xã Thanh Đức đã bỏ ra hàng chục triệu đồng để "mắc màn" cho cam. Anh Hoàn cho hay: Để cam không bị thối, hỏng mà không phải dử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật nên gia đình tôi đã bỏ ra 70 triệu đồng để mua màn về phủ toàn bộ diện tích.

Việc phủ màn lên cam lúc đầu gây sự chú ý của nhiều người dân trong xã. Ai cũng thấy lạ vì từ xưa tới nay chỉ diệt sâu bọ để bảo vệ cam bằng cách bắt tay, phun thuốc, thắp bóng điện, bọc quả bằng túi nilon... chứ chưa ai "mắc màn" cho cam cả.

Nhưng sau một năm thực hiện mọi người mới thấy được hiệu quả của việc phủ màn. Tuy đầu tư ban đầu hơi cao, nhất là chi phí đặt mua màn, thuê người bọc cam nhưng hiệu quả rất tốt, 100% diện tích cam được bảo vệ an toàn. Không cần sử dụng thuốc trừ sâu nhưng cam vẫn không bị hư hỏng bởi sự châm chích của sâu bọ.

Vì vậy, anh Dương và anh Hoàn chỉ là 2 trong số nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư thiết bị bảo vệ cam ở xã Thanh Đức. Bởi để phát triển vùng cam nguyên liệu của địa phương, từng bước tạo thương hiệu trên thị trường, các hộ dân đều chú trọng đến việc nâng cao năng suất và sản lượng của cây cam theo hướng sạch từ khi trồng đến khi cho thu hoạch.

Nhờ được phủ bằng màn nên 100% diện tích cam đều được bảo vệ an toàn trước sâu bọ. Ảnh: Hữu Thịnh
Đến thời điểm này, xã Thanh Đức có trên 100 ha cam các loại. Trong đó tất cả những hộ có diện tích cam lớn đều thực hiện mô hình "mắc màn" cho cam; bởi thực tế cho thấy, đây là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Từ cây cam, đời sống của người dân ổn định và khởi sắc hàng năm. 

Ông Nguyễn Bá Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương cho biết: Ngoài tăng cường tập huấn, chúng tôi hướng dẫn người dân thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nhất là khi cam có quả thì tuyệt đối không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo sản phẩm phải sạch, với phương châm trồng cam gắn liền với sức khỏe của người tiêu dùng. Có như thế, cam Tổng đội mới mở rộng được thị trường ra khắp cả nước.

Ông Trần Phi Hùng - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thanh Chương khẳng địnhViệc phủ màn cho cam là một giải pháp mới được áp dụng ở huyện Thanh Chương mang lại hiệu quả cao. Thời gian tới, chúng tôi sẽ chỉ đạo các xã nằm trong vùng trồng cam và bưởi Diễn học tập và nhân rộng.


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập691
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm690
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại797,382
  • Tổng lượt truy cập93,175,046
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây