Học tập đạo đức HCM

Nông dân còn lâu mới hết khó!

Chủ nhật - 04/05/2014 04:52
Chính phủ đã chỉ đạo áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi 8%/năm đối với ngành tôm và cá tra đồng thời khoanh nợ cho những khách hàng là hộ nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã... Đây được xem là cơ hội cho nông dân khôi phục sản xuất nhưng trên thực tế, người nông dân không dễ nắm bắt cơ hội này.
Trên bảo dưới không nghe
 
Giữa tháng 4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 540/QĐ-TTg về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra. Theo quyết định này, các tổ chức tín dụng sẽ khoanh nợ cho các khách hàng là nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã đang gặp khó khăn trong chi trả nợ vay. Thời gian tối đa 36 tháng (bao gồm cả thời gian chậm trả nợ), không thu lãi quá hạn, lãi phạt đối với các khoản nợ được cơ cấu lại...
 
Ngoài việc được cơ cấu lại nợ, quyết định trên của Chính phủ cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục xem xét cho khách hàng vay mới để khôi phục sản xuất, kinh doanh trên cơ sở có phương án hiệu quả, khả thi. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho vay tái cấp vốn tương ứng với số tiền các tổ chức tín dụng thực hiện khoanh nợ cho khách hàng với lãi suất 0%/năm. Thời hạn tái cấp vốn là 364 ngày và được gia hạn tự động hàng năm trong thời gian ba năm.
 
Ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, đánh giá cao quyết định trên và cho rằng đây là cơ hội tốt để các đối tượng gặp khó khăn về vốn, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi được tiếp cận vốn, tái đầu tư sản xuất.
 
Được biết, trước quyết định trên không lâu, trong tháng 3-2014, NHNN cũng đã có Văn bản số 1691/NHNN-TD có hiệu lực ngay, yêu cầu một số ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay đối với nuôi trồng, chế biến tôm và cá tra về mức tối đa 8%/năm.
 
Theo đánh giá của một số nhà chuyên môn, hai quyết định trên được xem là cơ hội để người nông dân nuôi tôm, cá tra vực dậy.
 
Thế nhưng, theo ghi nhận của TBKTSG từ những người trong cuộc, việc triển khai những chủ trương, quyết định trên còn vấp phải tình trạng “trên bảo dưới không nghe”. Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nuôi cá tra Thới An, quận Ô Môn - Cần Thơ, khẳng định: “NHNN có quyết định cho vay ưu tiên đối với một số lĩnh vực, trong đó có nuôi tôm và cá tra xuống 8%/năm, nhưng khi đưa xuống triển khai, các ngân hàng thương mại không chấp hành nghiêm”.
 
Theo ông Hải, trong tháng 4/2014, ông vừa nhận một khoản tiền vay từ một ngân hàng để phục vụ việc nuôi cá tra và mức lãi suất là 10%/năm. “Lý do ngân hàng đưa ra là do họ huy động đầu vào còn cao, nhưng như vậy, chính sách Nhà nước đưa ra giống như giỡn chơi trên nỗi đau của nông dân chúng tôi”, ông nói trong bức xúc.
 
Cũng theo ông Hải, cơ cấu lại nợ cho nông dân nuôi tôm, cá tra là một quyết định rất hợp tình, nông dân rất vui mừng. “Nhưng ngân hàng có thực hiện hay không, tôi đề nghị NHNN phải kiểm tra, không thể để tình trạng chính sách hỗ trợ đã ban hành mà nông dân lại không hưởng được bao nhiêu, nó không đi vào thực tế”, ông nói.
 
Khó vẫn khó
 
Cái khó lớn nhất đối với người nuôi tôm và cá tra hiện nay là thiếu vốn tái đầu tư sản xuất. Ông Nguyễn Hữu Nguyên, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nuôi cá tra huyện Châu Phú, An Giang cũng bức xúc: “Mấy năm nay, ngành cá tra đã rệu rã. Tài sản của nông dân cũng cầm cố hết cho ngân hàng. Nay đi vay họ tiếp tục yêu cầu phải có tài sản thế chấp mà không đồng ý cho thế chấp cá trong ao. Như vậy, còn đường nào để nông dân vực dậy nổi?”.
 
Theo ông Nguyên, chính sách đưa ra là như vậy, lúc nào cũng thấy người nông dân được ưu ái, được quan tâm lắm. Tuy nhiên, bất cập giữa chính sách cho vay của ngân hàng (yêu cầu có tài sản thế chấp) và thực tế hiện có của người nông dân (đã hết tài sản thế chấp) khiến cho khó khăn của nông dân chưa được giải quyết.
 
Theo tính toán của bà con nông dân nuôi cá tra ở ĐBSCL, với giá bán 25.000 đồng/ki lô gam như hiện nay, nếu quản lý tốt, sau khi trừ đi chi phí đầu tư, người nuôi còn lãi khoảng 3.000 đồng/ki lô gam. Đây là cơ hội để nông dân làm ăn có lãi, trả nợ ngân hàng, khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, thực tế lại không sáng sủa như vậy vì nông dân không có tiền để đầu tư sản xuất nếu ngân hàng không cho vay như chỉ đạo của Chính phủ.
 
Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn
 Tags: nông dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập309
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại197,725
  • Tổng lượt truy cập92,575,389
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây