Học tập đạo đức HCM

Nông dân kể phun thuốc trừ sâu, kích thích rau ngót

Thứ tư - 10/07/2013 21:37
Bình thường hơn 20 ngày mới cắt một đợt rau ngót, nhưng phụn thuốc kích thích thì có thể rút xuống 15 ngày.

Thông tin có 7/25 mẫu rau ngót có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép khiến không ít người dân hoang mang, lo lắng về độ an toàn của chúng bởi đa phần cho rằng đây là loại rau lành, nhiều người còn cho phụ nữ sau sinh ăn sống…

Trong khi đó, tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, rau ngót đang được bán tràn lan ngoài chợ với giá rẻ như bèo. Song, để trấn an người mua về các loại rau không rõ nguồn gốc, mập mờ chất lượng, tiểu thương tại chợ đều khẳng định rau ngót là của nhà tự trồng đem bán, tuyệt đối an toàn.

Phun thuốc mới có rau đẹp

Tại xã Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội), một trong những vựa rau lớn của Hà Nội, khi hỏi thăm về cánh đồng trồng rau ngót, bất ngờ nhận được câu trả lời của một người dân ở xã Vân Nội: “Cần mua rau sạch hay rau trồng ngoài ruộng, rau trồng ngoài ruộng thì nhiều, phải đi lên mạn trên. Còn rau sạch thì ở xóm chỉ còn nhà cô Tâm là có ba luống nhỏ rau ngót nữa thôi”.

Thắc mắc hỏi rau ngoài đồng có khác gì thì được giải thích, rau ngoài đồng phun thuốc nhiều nên nhiều khi không an toàn, dân khó phân biệt cũng ngại mua hơn.

rau ngót, nhiễm độc, bẩn
Rất khó phân biệt đâu là rau sạch, rau nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.

Tìm đến cánh đồng trồng rau ngót thấy những ruộng rau ngót mỡ màng, hỏi về cách chăm sóc rau, cô Lan (Vân Trì, Vân Nội) đang làm cỏ ở ruộng rau cải ngọt bên cạnh cho biết, rau ngót hầu như được thu hoạch quanh năm nhưng tiêu thụ mành vào mùa hè. Ở đây người trồng rau này chỉ khoảng 10 – 13 ngày được cắt một lứa đem bán. Khi cắt bán xong đợi rau nảy mầm mới dài từ 5-10 phân thì phun các loại thuốc kích thích, trừ sâu vào.

Cô Lan khẳng định: “Không chỉ riêng gì rau ngót mà rau nào cũng vậy, muốn rau đẹp, nhanh được cắt bán thì phải phun thuốc. Không phun thuốc thì sâu ăn hết lá, ra chợ rau xấu rất khó bán”.

Trong khi đó, tại vùng rau an toàn ở thôn Tiền Lệ (xã Tiền Yên, Văn Đức, Hà Nội) cũng trồng rau ngót, hỏi về khoảng cách thời gian bao nhiêu lâu sẽ được cắt bán một lần, cô Hương chuyên trồng rau ở đây cho biết, ở đây là vùng rau an toàn, rau ngót thường 25 ngày mới được cho cắt bán một lần, nếu trời nắng nóng thời gian được cắt bán còn lâu hơn, lá rau sẽ bị cong lại nhìn rất xấu bởi rau ngót ưa thời tiết ẩm ướt.

Khi đưa ra dẫn chứng tại các vùng trồng rau khác, rau ngót chỉ có hơn chục ngày được cắt bán một lần, cô Hương cho hay: Có thể họ sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng, làm rau sinh trưởng nhanh, thời gian để được cắt bán sẽ rút ngắn đi còn không thì không thể cắt bán sớm hơn 20 ngày.

Theo ông Nguyễn Văn Minh, Chủ nhiệm hợp tác xã rau Văn Đức (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, ở điều kiện thuận lợi, rau ngót phải trên 20 ngày mới được cắt bán một lần, còn nếu thời tiết nóng quá thì thời gian được cắt bán sẽ lâu hơn.

Gắn mác rau nhà lừa người tiêu dùng

Tại chợ đầu mối rau ở xã Vân Nội, không chỉ có rau ngót trồng trên địa bàn xã Vân Nội mà từ khắp các vùng lân cận đổ về, kể cả ở vùng Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội). Rau từ đây sẽ đổ về các chợ bán buôn nội thành.

Tuy nhiên, tại chợ đầu mối nội thành như Dịch Vọng, Phùng Khoang, hỏi mua rau ngót, tiểu thương nào cũng giới thiệu rau nhà tự trồng, không phải rau lấy buôn từ các vùng trồng rau nên đảm bảo rau an toàn. Tuyệt nhiên, không một tiểu thương nào tự nhận với người mua rằng rau được lấy từ các ruông ngoại thành Hà Nội.

Tại chợ Dịch Vọng, một tiểu thương luôn chào bán: “Mua rau ngót đi, giá có 1.500 đồng một mớ. Rau nhà chị tự trồng đem đi bán nên ăn yên tâm nhé”. Nhưng đến khi hỏi rau ngót ở chợ này thường được lấy ở vùng nào, vị tiểu thương này lại nói “trừ nhà chị ra còn lại rau ngót ở chợ mọi người lấy nhiều ở vùng Đông Anh, ở đó là vùng rau, nguồn cung lúc nào cũng dồi dào”.

Hiện, tại các chợ đầu mối, rau ngót được bán với giá 1.500 đồng/mớ to và 1.000 đồng/mớ nhỏ. Còn tại các chợ lẻ, chợ cóc, giá thường ở mức 3.000 đồng/mớ.

Trước tình trạng tiểu thương tại các chợ luôn cố dấu nguồn gốc các loại rau, mà ở đây cụ thể là rau ngót. Người bán luôn tự nhận, rau ngót bán ở chợ là rau nhà tự trồng chứ không phải rau đi lấy buôn của người khác khiến người tiêu không thể phân biệt được rau nào là rau an toàn, và rau nào là rau không an toàn.

Chị Nguyễn Thị Thu Hiền ở ngõ 123 Xuân Thủy (Cầu Giấy, HN) lo lắng: “đi chợ tôi cũng chỉ phân biệt được rau xấu với rau đẹp còn rau an toàn và không an toàn thì chịu. Còn nếu hỏi thì tiểu thương chẳng ai trả lời thật. Giờ họ toàn nói là của nhà trồng được đem đi bán. Thế nên người mua chẳng biết đằng nào mà lần”, chị Hiền nói.

Trong khi đó, bác Nguyễn Cẩm Quyên ở ngõ 20 Hồ Tùng Mậu còn lo lắng hơn: “Thấy người ta nói rau ngót là loại rau lành chứ đâu thể biết được người ta phùn nhiều thuốc lên rau thế. Mà ra chợ, ai bán cũng nói rau của nhà trồng, ăn yên tâm. Giờ thì dừng hẳn không dám mua về ăn, uống nữa”.

Cô Hương có kinh nghiệm trồng rau nhiều năm ở xã Tiền Yên cũng phải thừa nhận rằng chỉ phân biệt được rau ngót ta và rau ngót lai bởi rau ngót ta lá dày, ngót lai lá mỏng chứ rau nào phun thuốc và rau nào không phun thì ngay người trồng rau nhiều năm như cô cũng rất khó phân biệt chứ đừng nói tới người đi mua.

Bảo Hân
Nguồn vietnamnet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập216
  • Hôm nay30,637
  • Tháng hiện tại805,915
  • Tổng lượt truy cập91,979,644
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây