Học tập đạo đức HCM

Nông dân thăng trầm cùng dưa hấu

Thứ ba - 30/04/2013 00:15
Chỉ thu hoạch cách nhau thời gian nửa tháng nhưng người trồng dưa hấu ở Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú (Trà Vinh) người thành triệu phú, kẻ thành “bác thằng bần”.

Ở xã Trường Long Hòa (huyện Duyên Hải- Trà Vinh)- vùng trọng điểm trồng dưa hấu truyền thống lớn nhất tỉnh Trà Vinh, đầu tháng 4 giá dưa thương lái mua tại ruộng từ 7.000- 9.500 đ/kg nay xuống còn 1.100 đến 2.000 đ/kg.

“Mỗi 1ha dưa hấu, nông dân mất từ 130 triệu đến 140 triệu đồng/ha, kêu trời cũng không thấu”- ông Dương Văn Liệu- Chủ tịch xã Trường Long Hòa nói như mếu.

Thương lái thao túng thị trường

Chỉ mới 15 ngày, mà dưa hấu ĐBSCL nói chung, Trà Vinh nói riêng rớt giá thảm hại. Ông Phan Văn Do (xã Mỹ Long Nam- Cầu Ngang) có hơn 35 năm trồng dưa hấu, vừa thu hoạch xong cách đây 20 ngày vừa cười, vừa khoe: “Chỉ trồng 6 công dưa, thu hoạch 15 tấn trái, giá dưa thương lái mua tận ruộng 9.500 đ/kg, trừ chi phí, lời hơn 100 triệu đồng. Vụ dưa hấu tháng 3 năm nay nông dân vùng này rất phấn khởi, dưa trúng mùa, trúng giá, lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay”.

Chuyện hàng trăm nông dân huyện Cầu Ngang thu lãi chục tỷ đồng từ 450ha dưa hấu mùa nghịch tháng 3 tạo nên “cú hích” cho người trồng dưa. Ấy vậy mà hiện nay, hơn 700ha dưa hấu ở các xã Trường Long Hòa, Long Hữu, Hiệp Thạnh (Duyên Hải), hàng ngàn nông dân phải khóc dở chết dở vì dưa hấu rớt giá thảm hại.

Dọc tuyến giồng cát ven biển Ba Động (Khu du lịch biển Ba Động), Nhà Mát, Khoán Tiều, cồn Trứng (xã Trường Long Hòa), dưa hấu chất đống như núi nhưng không có người mua.

 Ông Bùi Trung Tiến (ấp Khoán Tiều) có hơn 20 năm theo “nghiệp trồng dưa” than thở: “Vụ dưa này tôi trồng 5,5 công với 4.300 dây dưa, sản lượng thu hoạch 27 tấn. Dưa trúng mùa (năng suất hơn 4,5 tấn/ha) nhưng giá bán chưa tới 2.000 đ/kg, mất lời cả trăm triệu đồng.

Giá dưa sáng nắng, chiều mưa thế này là do thương lái thao túng thị trường, ép giá, nông dân chỉ có “chết đứng” mà thôi, tiền đâu trả nợ ngân hàng, nợ phân bón…”

Nghịch lý từ rẫy dưa… đến chợ

Ông Dương Văn Liệu- Chủ tịch xã Trường Long Hòa nói như mếu: Trồng dưa hấu là nghề truyền thống có hơn 100 năm ở xứ ven biển này.

Vụ dưa hấu này, giá xuống quá thấp, đến ngày 24/4 chỉ ở mức 1.100- 2.000 đ/kg (tùy theo trọng lượng), nông dân mất từ 130 đến 140 triệu đồng/ha. Với 320ha dưa hấu, nông dân mất lãi hàng chục tỷ đồng.

Theo các thương lái lý giải, tình hình tiêu thụ dưa hấu ở các tỉnh phía Bắc thời gian gần đây chậm lại, trong khi đó, dưa ở ĐBSCL thu hoạch trùng vào thời điểm thu hoạch rộ ở các tỉnh miền Trung nên dẫn đến hiện tượng giá sụt giảm mạnh, tiêu thụ chậm.

Thực tế có đúng vậy không? Làm cuộc khảo sát tại các chợ Cầu Ngang, Trà Vinh và các khu đô thị Cần Thơ, Vĩnh Long… giá dưa hấu bán lẻ dao động mức 5.000- 7.000 đ/kg, cao gấp 2,5 đến, 4 lần so với giá tại rẫy. Đây là nghịch lý tồn tại nhiều năm đang đè lên vai người trồng dưa.

 Có hay không chuyện các thương lái thỏa hiệp “làm giá” bắt chẹt người nông dân? Và đến bao giờ nông dân trồng dưa được “mặc cả” sòng phẳng với thương lái? Không riêng dưa hấu mà phần lớn nông sản nông dân làm ra ở ĐBSCL đang lâm cảnh “trúng mùa rớt giá”.

Giá dưa hấu xuống thấp

Khoảng 10 ngày nay, giá dưa hấu giảm 2.000- 3.000 đ/kg so với trước đó. Hiện tại chợ Vĩnh Long, dưa dài có hạt (trái hơn 2kg) giá 7.000- 8.000 đ/kg, dưa không hạt 12.000 đ/kg. Ở nhiều chợ nhỏ hay dọc các tuyến đường nông thôn giá chỉ 3.000 đ/kg. Theo giải thích của một thương lái tên Thông ở Phường 3 (TP Vĩnh Long): Giá dưa rẻ do nhiều đồng dưa đang vào mùa thu hoạch rộ.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Ngãi (TP Vĩnh Long) Nguyễn Thị Mỹ Châu cho biết: Hiện nhiều nông dân trong xã đang thu hoạch dưa hấu. Giá bán tại ruộng thấp: chỉ 3.500 đ/kg dưa nhất, thương lái cũng chỉ mua dưa loại lớn. Số còn lại nông dân phải bán lẻ với giá rẻ, có khi chỉ 1.500 đ/kg. Năm nay nhiều ruộng dưa bị nhiễm bệnh đầu lân nên sản lượng giảm.

Báo Vĩnh Long online

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập270
  • Hôm nay105,071
  • Tháng hiện tại841,181
  • Tổng lượt truy cập93,218,845
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây