Học tập đạo đức HCM

Ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp đã tới mức báo động

Thứ bảy - 17/12/2016 07:08
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), ô nhiễm môi trường trong ngành chăn nuôi đang phát triển nhanh, tạo ra nhiều chất thải, thậm chí các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng dựa vào nguồn thức ăn công nghiệp, dược phẩm đang đặt ra báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường.

Sáng 8/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tham vấn về ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp.

Theo đánh giá của WB, Việt Nam đã đạt được tăng trưởng ấn tượng về nông nghiệp trong 20 năm qua, trở thành 1 trong 5 quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội và đạt được những cải thiện đáng kể về an ninh lương thực. 


Tuy nhiên, hiện nay nông nghiệp Việt Nam đang tiến gần tới giới hạn của mô hình tăng trưởng, ô nhiễm môi trường trong ngành chăn nuôi đang phát triển nhanh, tạo ra nhiều chất thải, thậm chí các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng dựa vào nguồn thức ăn công nghiệp, dược phẩm đang đặt ra báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là tại các vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và ĐBSCL. 

Chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGap ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN

Trong khi đó, các hoạt động chăn nuôi bò sữa thương mại ở các địa phương, đặc biệt là tại TP Hà Nội, Nghệ An và TP. HCM đang khiến nguồn chất thải vượt quá khả năng chịu tải chất dinh dưỡng của đất, gây ô nhiễm môi trường mặt đất và mặt nước nghiêm trọng. Trong khi đó, ô nhiễm môi trường trong ngành thủy sản cũng đàng ngày càng báo động với sự phát triển nhanh chóng của nuôi trồng thủy sản trong vòng 15 năm qua, đặc biệt là tình trạng ồ ạt mở rộng của việc nuôi cá tra và độc canh tôm ở ĐBSCL. 

Theo WB, các vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh rất rộng rãi do sử dụng quá mức và không đúng các yếu tố đầu vào bao gồm cả thức ăn, hóa chất xử lý nước, kháng sinh và các loại thuốc khác. Những chất gây ô nhiễm có nguồn gốc từ một loạt các hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản chủ yếu bắt nguồn từ việc xả thải chưa qua xử lý vào nguồn nước địa phương.

Còn trong lĩnh vực trồng trọt, theo TS Mai Văn Trinh – Viện trưởng Viện Môi trường nông nghiệp, ước tính lượng phân bón dư thừa trong sản xuất lúa tại ĐBSCL đã phát thải gần 140 nghìn tấn/năm; lượng thuốc diệt cỏ, trừ sâu, diệt nấm… cũng đều vượt so với chỉ tiêu mà Bộ NN&PTNT đề ra. 

Còn  TS Nguyễn Thế Hinh – chuyên gia nông nghiệp cho rằng, cùng với sự phát triển của xu hướng chăn nuôi tập trung là sự gia tăng ô nhiễm nguồn nước, đất đai và không khí ngày càng nghiêm trọng, kể cả ở những trang trại và nông hộ đã có biện pháp xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi thông qua công nghệ khí sinh học. 

Trong khi đó, “Các quy định về quản lý môi trường chăn nuôi chưa sát với thực tế dẫn đến tất cả các hộ chăn nuôi, trang trại đều không đạt tiêu chuẩn. Cùng với đó, sự thiếu hụt về kiến thức và công nghệ quản lý chất thải chăn nuôi phù hợp đã dẫn đến một số quy định và chế tài quản lý chất thải chăn nuôi còn mang tính hình thức, tốn chi phí đầu tư mà không đem lại hiệu quả xử lý môi trường chăn nuôi bền vững” TS Hinh nói.

Chính vì vậy, WB khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần quan tâm cải thiện thể chế, nghiên cứu hoàn thiện về công nghệ và có chính sách hỗ trợ các trang trại, nông hộ xử lý chất thải chăn nuôi bền vững, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống xử lý môi trường. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu tăng cường chế tài xử phạt các trang trại, cá nhân vi phạm về quy định môi trường chăn nuôi.

Chăn nuôi nhỏ vẫn là sinh kế của hàng triệu hộ nông dân trong giai đoạn tái cơ cấu, chuyển dịch dần cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng bền vững. Do đó, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ nông hộ xử lý chất thải chăn nuôi quy mô nhỏ hiệu quả hơn thông qua biện pháp khí sinh học và kết hợp các công nghệ xử lý chất thải nhằm tạo điều kiện cho các nông hộ vừa tiếp tục chăn nuôi trong khu dân cư, đảm bảo các chỉ tiêu môi trường ở mức độ chấp nhận được. 

Đối với ngành thủy sản, cần theo dõi và thực thi hiệu lực các quy định và chính sách hiện hành trong ngành nuôi trồng thủy sản, đồng thời áp dụng cách tiếp cận theo chuỗi giá trị cũng như tăng cường áp dụng các biện pháp canh tác bền vững như: VietGAP, GlobalGAP, ASC…

 

H.V

Báo Tin Tức

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập157
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm156
  • Hôm nay23,556
  • Tháng hiện tại830,587
  • Tổng lượt truy cập88,185,657
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây