Học tập đạo đức HCM

Phát huy những lợi thế lớn từ trầm hương

Thứ bảy - 21/07/2012 01:39
Cây Dó bầu cho ra các sản phẩm có giá trị kinh tế rất cao như: trầm hương, tinh dầu trầm, nhang trầm, trà trầm hương, chế tác đồ thủ công mỹ nghệ… Việt Nam được xếp vào số ít quốc gia có trầm hương nhiều và tốt nhất thế giới. Lợi thế là vậy, nhưng loại cây này vẫn phát triển ở mức nhỏ lẻ, manh mún vì nhiều lý do khác nhau, trong đó thiếu sự quan tâm của Nhà nước được xem là một trong những yếu tố chính.
PGS, TS Trần Hợp – Chủ tịch Hội trầm hương Việt Nam cho biết, hiện nay cả nước có khoảng 14.000 ha cây Dó bầu, tập trung ở các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung bộ. Cây Dó bầu có thể chế ra các sản phẩm như: trầm hương, tinh dầu trầm, nhang trầm, trà trầm hương, chế tác đồ thủ công mỹ nghệ... hiệu quả kinh tế rất cao. Đây là động lực thúc đẩy các tổ chức và cá nhân đầu tư vào ngành sản xuất mới này. Ước tính, 1 ha cây Dó, tạo trầm hương có thể làm ra giá trị 1,5 – 1,8 tỷ đồng/chu kỳ sản xuất 10 năm, bình quân giá trị tạo ra 150- 180 triệu đồng/ha/năm, trong đó lợi nhuận từ 50-60%. Sản phẩm trầm hương, nhất là tinh dầu có thị trường tiềm năng rộng lớn, vì đó là nguyên liệu có nguồn gốc thảo dược quý hiếm mà ngành hương liệu – mỹ phẩm hướng tới; các ngành đông y, dược phẩm, các lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là Hồi giáo, Phật giáo, có nhu cầu sử dụng trầm hương ngày càng nhiều. Theo PGS, TS Trần Hợp, một điều hết sức may mắn là cây Dó bầu cho trầm hương nhiều và tốt chỉ có ở nước ta và một số quốc gia như Campuchia, Lào, đó là lợi thế hết sức quan trọng để chúng ta tự tin hơn trong việc phát triển loại cây này.
 
Cây Dó được trồng và đã tạo trầm hương, cho hiệu quả kinh tế cao, nhưng đó mới là kết quả bước đầu, có tính chất tự phát, riêng lẻ. Để sản xuất trầm hương nhân tạo trở thành ngành kinh tế sản xuất hàng hóa hiệu quả cao dựa trên lợi thế "trời cho” của nước ta, phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức. TS Võ Văn Chi, người có nhiều năm nghiên cứu về trầm hương lại cho rằng, nếu để người trồng cây Dó tự bươn chải từ khâu trồng, chăm sóc, tạo trầm đến buôn bán thì khó đạt được hiệu quả kinh tế như dự tính. Với diện tích Dó hiện nay trên cả nước nếu ứng dụng các phương pháp khoa học, hiệu quả sẽ sinh lợi nhuận rất lớn. Từ trước đến nay, khâu tạo trầm hương nhân tạo từ cây Dó trồng trong vườn và trang trại gặp rất nhiều rủi ro, vì khâu này rất tốn kém.
 
Kỹ sư Nguyễn Hồng Lam – Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam cũng cho biết, thách thức lớn nhất là ở cấp quốc gia chưa có chiến lược phát triển rõ ràng đối với cây Dó cho trầm hương; thách thức thứ 2 là trồng cây Dó, tạo trầm hương, chu kỳ sản xuất tương đối dài ngày (10 năm) vốn đầu tư lại lớn (hơn 500 triệu/ha), nếu không có chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhất là về tín dụng thì không dễ dàng gì phát triển nhanh ngành sản xuất mới, có nhiều lợi thế này. Bất cập kế tiếp là công nghệ tạo trầm được xem là khâu quyết định nhưng chưa tập trung nghiên cứu, thực nghiệm một cách bài bản, chưa tạo ra sản phẩm đồng loạt, chất lượng tương ứng và chuyển giao rộng rãi. Một thách thức khác cũng không kém phần quan trọng là thông tin về thị trường còn bất cập, rời rạc, chưa được xác định rõ ràng. Ngoài ra, còn những thách thức khác như: chất lượng cây giống, các chỉ tiêu về lâm sinh đối với cây Dó trồng, sự tương thích giữa các cây trồng xen, bệnh của cây, tạo trầm chất lượng cao, sự hiểu biết về tạo kỳ nam cũng như tổ chức hỗ trợ nghề nghiệp,…đang đặt ra khá cơ bản và bức bách.
 
Thay mặt Hội trầm hương Việt Nam, PGS, TS Trần Hợp kiến nghị Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho người trồng cây Dó tạo trầm và các tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm liên quan đến cây Dó. Đồng thời, đề nghị miễn thuế xuất khẩu trầm hương từ cây Dó bầu trồng và các sản phẩm chế biến từ cây Dó; đó cũng là biện pháp tốt nhất, giúp cho ngành trầm hương trên cả nước phát triển, tiến tới xóa nghèo cho người trồng cây Dó tạo trầm và thu ngoại tệ về cho đất nước.
Theo daidoanket

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập235
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm216
  • Hôm nay45,882
  • Tháng hiện tại852,913
  • Tổng lượt truy cập88,207,983
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây