Học tập đạo đức HCM

Phong trào làm giàu trên cao nguyên Mộc Châu

Thứ ba - 23/04/2013 21:57
Hội Nông dân thị trấn Nông trường Mộc Châu có 39 chi hội với hơn 6.570 hội viên.

Mô hình trang trại của gia đình bà Kiều Thị Mão, tiểu khu Chiềng Đi, thị trấn nông trường Mộc Châu.
 
Những năm qua, cùng với nhiều nguồn đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, chính sách khuyến nông; vị trí thuận lợi của huyện Mộc Châu và sự đoàn kết, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế của các chi hội, phong trào phát triển kinh tế của Hội Nông dân thị trấn Nông trường Mộc Châu có nhiều khởi sắc, xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, có thu nhập cao.
 
Chúng tôi đến thăm gia đình ông Trần Đình Tiến, tiểu khu 19/5. Là Chi hội trưởng Nông dân tiểu khu 19-5, ông đã tiên phong trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi bò sữa khi Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu tiến hành xây dựng nhà máy sữa tiệt trùng tại thị trấn Nông trường vào năm 2005. Gia đình ông được Hội Nông dân thị trấn Nông trường tín chấp với các tổ chức để vay hơn 70 triệu đồng mua con giống; tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng cỏ, tham quan các mô hình nuôi bò sữa... giúp đàn bò của gia đình ông phát triển tốt. Năm 2011, đàn bò của gia đình ông có 18 con, trong đó 10 con cho vắt sữa với tổng lượng sữa đạt 72 tấn, thu nhập trừ chi phí đạt trên 400 triệu đồng. Năm 2012, đàn bò nâng lên 22 con, với 15 con cho sữa với tổng lượng sữa 95 tấn, trừ chi phí thu nhập đạt 525 triệu đồng. Ông Tiến cho biết: Gia đình hiện có tích lũy ổn định, trả hết nợ và mua sắm được nhiều thiết bị phục vụ sản xuất như máy cắt cỏ, máy vắt sữa, máy xay xát, máy phát điện, mở rộng quy mô chuồng trại. Mỗi năm gia đình còn giúp đỡ từ 1-2 hội viên vay vốn từ 5-10 triệu đồng không tính lãi để đầu tư sản xuất...
 
Thăm gia đình bà Kiều Thị Mão ở tiểu khu Chiềng Đi. Gia đình bà Mão bắt đầu làm kinh tế trang trại từ năm 2005 với mô hình vườn rừng và nuôi lợn thịt. Với sự giúp đỡ về vốn vay của Hội Nông dân thị trấn Nông trường Mộc Châu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất với các hội viên trong chi hội, mô hình kinh tế của gia đình bà ngày càng phát triển và ổn định. Diện tích 1,5 ha trang trại được trồng xen các loại cây ăn quả kinh tế cao như mận, đào, hồng giòn, kết hợp với nuôi gà thả vườn; mô hình nuôi lợn thịt được chuyển dần sang nuôi lợn rừng với tổng đàn trên 80 con. Thu nhập mỗi năm của gia đình bà Mão đạt trên 200 triệu đồng.
 
Nhiều năm qua, Hội Nông dân thị trấn Nông trường Mộc Châu đã chủ động phối hợp với các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, nông dân phát huy nội lực, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ, phát triển ngành nghề, dịch vụ, chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp dịch vụ, đặc biệt là tích cực đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, như hộ các ông, bà: Trần Đình Tiến (chi hội 19/5); Trần Minh Tâm (chi hội Vườn Đào); Đinh Văn Nghị, Phạm Thị Chuyên (chi hội 70); Trần Văn Mạnh (chi hội 64); Đinh Công Xứng (chi hội Bó Bun)... Nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho thu nhập cao, như: mô hình chăn nuôi bò sữa; mô hình trồng ngô làm thức ăn cho bò sữa ở các tiểu khu Vườn Đào, 70, 19/5, 77, 26/7; trồng chè chất lượng cao ở Chiềng Đi; trồng hoa cây cảnh ở Bó Bun, trồng su su, rau sạch ở tiểu khu 84, 85, 40.
 
Trong  phát triển kinh tế, Hội đã phối hợp với các ngành chức năng xác định rõ cơ cấu cây trồng phù hợp với địa hình, khí hậu của địa phương để định hướng cho hội viên. Về phát triển trồng trọt thì cây chè được xác định là cây chủ lực cần phát triển thâm canh, chăm sóc, phát triển cây chè chất lượng cao; về cây ăn quả, chú trọng phát triển mận hậu, đào chín sớm, hồng giòn, và một số cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Đối với chăn nuôi tập trung ổn định đàn gia súc, gia cầm hiện có, nhất là đàn bò sữa và bò sinh sản.
 
Từ những kết quả đạt được trong phong trào sản xuất kinh doanh, đời sống của hội viên, nông dân đã được nâng lên rõ rệt, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm được những tiện nghi đắt tiền phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới. Theo thống kê, số hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp của Hội Nông dân thị trấn Nông trường Mộc Châu là 2.570 hộ, chiếm 77% trong tổng số hộ sản xuất kinh doanh trong toàn huyện, trong đó 285 hộ SXKD giỏi cấp tỉnh, 65 hộ SXKD giỏi cấp Trung ương. 
 
Ông Ngô Hữu Toàn, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Nông trường Mộc Châu cho biết: Hội thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền cho hội viên, nông dân phát huy nội lực, đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển sản xuất kinh doanh, xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng con nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường, tích cực phát triển thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. Tiếp tục tham gia thực hiện các chương trình, dự án từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Phối hợp với các ngành tổ chức và mở rộng các hình thức dạy nghề, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo ở địa phương... 
 
Minh Lộc (baosonla.org.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập433
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm430
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại197,219
  • Tổng lượt truy cập90,260,612
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây