Học tập đạo đức HCM

Phụ nữ liên kết trồng nấm có thu nhập 5 triệu đồng/tháng

Thứ tư - 25/04/2018 10:00
Tân Kỳ đang khuyến khích các địa phương xây dựng mô hình sản xuất đem lại giá trị kinh tế cao, trong đó có mô hình trồng nấm đang được xem là nghề triển vọng, vừa khai thác tốt tiềm năng lợi thế vừa tạo việc làm và nâng cao nguồn thu nhập cho người dân.
 
 

Cơ sở sản xuất nấm tại xã Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ là mô hình trồng nấm đầu tiên trên địa bàn huyện. Với diện tích nhà xưởng 15.000 m2, cơ sở này đầu tư dây chuyền máy móc trong các công đoạn của chuỗi sản xuất như xây phòng lạnh bảo quản giống và nấm; đầu tư lắp đặt lò hơi để sấy nấm mộc nhĩ, linh chi; xây dựng hệ thống buồng lò hấp bịch nấm, hệ thống phòng cấy giống có đèn UV đạt tiêu chuẩn vô trùng để nấm phát triển một cách tốt nhất.

Bịch nấm treo lên dàn sau 15 ngày cho thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài hơn 2 tháng. Ảnh: Như Lành
Mỗi công đoạn sản xuất nấm cũng được chia thành từng khu riêng, bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật; gồm khu sản xuất giống, đóng bịch, trồng và bảo quản sản phẩm. Hàng năm, cơ sở sản xuất này đã tạo việc làm cho 15 lao động địa phương với mức thu nhập từ 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng.

Chị Nguyễn Thị Thủy ở xóm 1 Tân Sơn, xã Kỳ Tân (Tân Kỳ), người làm việc nhiều năm tại đơn vị này cho hay, nghề nấm không vất vả lắm, lương mỗi tháng khoảng 4 triệu đồng nên đủ trang trải cho bản thân và gia đình.

Trong thời gian thu hái, mỗi bịch nấm cho tổng sản lượng khoảng 3 kg. Ảnh: Cẩm Tú
Hiện nay, trung bình mỗi ngày cơ sở sản xuất từ 5.000 - 8.000 bịch nấm, có sản phẩm nấm tươi xuất bán ra thị trường từ 2 - 3 tạ, chủ yếu là nấm sò.

Từ hiệu quả cơ sở trồng nấm ở xã Kỳ Sơn, hiện nay trên địa bàn huyện Tân Kỳ đã xuất hiện thêm 2 cơ sở sản xuất nấm với quy mô khá lớn tại xã Nghĩa Đồng và thị trấn, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Một số hộ gia đình ở các địa phương trong huyện cũng đầu tư làm nghề trồng nấm với quy mô lớn.

Riêng tại xã vùng cao Giai Xuân, sau khi tham gia lớp tập huấn trồng nấm, các chị em phụ nữ đã hình thành tổ hợp tác trồng nấm, bước đầu phát huy hiệu quả. Chị em liên kết cùng góp vốn để trồng nấm từ khâu mua phôi nấm cho đến chăm sóc, thu hái và tiêu thụ; trung bình mỗi người có thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng.
Phát triển nghề trồng nấm có nhiều lợi ích, đó là tận dụng nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp như rơm rạ, mùn cưa, thân cây đậu, bã mía... Ảnh: Như Lành

Ông Đặng Ngọc Thân - Trưởng Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Tân Kỳ cho biết: "Chúng tôi đã chỉ đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên mở được một số lớp tập huấn trồng nấm và đã cung cấp lao động cho các cơ sở trồng nấm trên địa bàn. Đây là mô hình rất tốt, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo; thời gian tới sẽ tham mưu huyện tiếp tục mở các lớp học trồng nấm để phát huy hiệu quả mô hình".

Tân Kỳ là huyện miền núi, có gần 80% số lao động sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy, phát triển nghề trồng nấm có nhiều lợi ích, đó là tận dụng nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp như rơm rạ, mùn cưa, thân cây đậu, bã mía... Trồng nấm vốn đầu tư ban đầu không cao, tùy thuộc vào quy mô sản xuất; vòng quay vốn nhanh do chu kỳ sản xuất ngắn, cho thu hoạch sau hơn 1 tháng kể từ ngày trồng và thời gian cho thu hái kéo dài trong 2 tháng nên có thu nhập dàn trải. Vì thế, hiện nay nghề trồng nấm đang có nhiều triển vọng trên địa bàn.        

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm146
  • Hôm nay35,146
  • Tháng hiện tại681,474
  • Tổng lượt truy cập88,036,544
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây