Toàn cảnh hội thảo |
Ngành tôm hiện chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, hiện chiếm 50% tỷ trọng xuất khẩu ngành thủy sản. Diện tích nuôi tôm cũng tăng ấn tượng: Từ gần 640.000ha năm 2010 đã tăng lên 720.000ha năm 2017; kéo theo sản lượng tôm từ 470.000 tấn tăng lên 657.000 tấn...
Ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ KH-CN cho biết, trong thời gian qua, Bộ đã tập trung nguồn lực, tạo hành lang pháp lý tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường phát triển nghiên cứu chuyển giao và đổi mới công nghệ. Đến nay đã có nhiều nghiên cứu về tôm và phụ phẩm tôm được triển khai. “Đó là hạt nhân để tạo nên ngành sản xuất mới có giá trị gia tăng cao. Đồng thời giải quyết triệt để nguy cơ ô nhiễm môi trường”, ông Tùng nhấn mạnh.
PGS.TS Trang Sỹ Trung, Hiệu trưởng trường ĐH Nha Trang, cho biết: Cần tận dụng các nguồn phụ phẩm từ con tôm để thu hồi được tối đa các sản phẩm và tiếp cận với mô hình không chất thải. Dinh dưỡng chứa trong phụ phẩm tôm có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực tạo ra nhiều giá trị hơn. Ông Trung khẳng định, phụ phẩm từ tôm được xem là tài nguyên chứ không phải phế liệu nếu biết nghiên cứu ứng dụng công nghệ để phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến phụ phẩm tôm phải chấp nhận đầu tư. “Nếu không chấp nhận đầu tư trang thiết bị hiện đại thì rất khó có chất lượng sản phẩm tốt”, ông Trung nhấn mạnh.
Theo ông Phan Thanh Lộc, Phó Chủ tịch HĐQT Cty Việt Nam Food (VNF), phụ phẩm thủy sản từ lâu đã được các quốc gia tiên tiến quan tâm và phát triển thành công như Na-uy, Iceland. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn xem phụ phẩm là mắt xích yếu nhất của ngành, là “gánh nặng kinh tế”.
Khai thác tốt nguồn phụ phẩm từ con tôm có thể tạo ra nhiều gia trị gia tăng |
"VNF đã thành công trong việc tạo ra danh mục sản phẩm đa dạng và giá trị tăng cao từ phụ phẩm tôm. Từ đầu tôm, chúng tôi tạo ra 4 dòng sản phẩm: thô phẩm cho ngành dược, phụ gia thức ăn chăn nuôi; thực phẩm giá trị cao, phân bón”, ông Lộc cho biết đồng thời khẳng định: “Ngành phụ phẩm nếu không có khoa học công nghệ thì sẽ không làm được gì”. Từ đó đặt ra vai trò và tầm quan trọng của khoa học công nghệ và việc ứng dụng, tạo điều kiện để ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành phụ phẩm tôm.
Đại diện Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, Bộ đang tập trung vào phát triển các sản phẩm chủ lực của từng địa phương, trong đó con tôm là một sản phẩm rất quan trọng ở Việt Nam góp phần phát triển nông nghiệp. Năm 2010 ngành tôm XK trên 2 tỷ USD, phấn đấu đến cuối năm 2018 đạt 4,5 tỷ USD. Đến 2020 cả ngành thủy sản có thể giữ mức ổn định đạt 10 tỷ USD về XK, hiện nay Chính phủ rất kỳ vọng vào lĩnh vực này. Việc tận dụng được phế phẩm là rất thiết thực cho ngành tôm hiện nay.
Thứ trưởng Doanh đề nghị, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu sâu hơn toàn diện hơn về lĩnh vực này để đa dạng hơn sản phẩm mang lợi giá trị cao hơn. Để làm được vấn đề này, cần có sự tập trung cao của các bộ, ngành và các cơ quan quản lý nhà nước coi đây là một vấn đề cần được quan tâm.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;