Học tập đạo đức HCM

Quảng Ninh tìm lời giải cho bài toán nông thôn mới

Thứ bảy - 19/10/2013 09:48
Quảng Ninh là một địa phương được Ban chỉ đạo Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đánh giá cao về những nỗ lực trong triển khai xây dựng NTM đạt chất lượng và số lượng.

Bộ mặt nông thôn nhờ đó đã có nhiều chuyển biến tích cực, song cũng đặt ra không ít bất cập không dễ  tìm ra lời giải.

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Ði trên con đường liên xã được trải bê-tông phẳng lì của xã Hồng Phong, cảm giác vui xen lẫn chút bồi hồi nhớ lại cái buổi ban đầu xây dựng NTM. Chỉ cách đây ba năm, chương trình xây dựng NTM còn khá xa lạ đối với người dân tỉnh Quảng Ninh nói chung, miền ven biển của tỉnh nói riêng. Bà Nguyễn Thị Mến, thôn Triều Khê, xã Hồng Phong kể lại: Ngày trước, khi nói đến xây dựng NTM, tôi chẳng biết lợi ích của nó là gì và chúng tôi được hưởng lợi gì từ nó, chỉ nghĩ đấy là chương trình mà ở đó Nhà nước sẽ đầu tư, xây dựng các công trình cho người dân sử dụng và người dân không phải đóng góp gì...Với bà Mến, NTM chỉ giản đơn như vậy. Cách nghĩ này không sai bởi nó là hệ quả của cả một quá trình trì trệ  từ trong tư duy đến thực tiễn sống của nông thôn Việt Nam. Ðã qua rồi thời sản xuất manh mún nhỏ lẻ, ước ao có "ăn no, mặc ấm", người dân xã Hồng Phong nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung đã

và đang từng bước hiện thực hóa bức tranh "ăn ngon, mặc đẹp". Những con đường được bê-tông hóa theo bước chân nông dân về từng ngõ nhỏ đã mở ra cơ hội xóa đói, giảm nghèo cho nông thôn tỉnh Quảng Ninh.

Nhờ có sự linh hoạt trong phân bổ nguồn lực giữa trung ương và địa phương, cùng với làm tốt công tác dân vận giúp người nông dân thấy rõ vai trò chủ thể trong xây dựng NTM, nên từ chỗ cầm tay chỉ việc, đến nay Quảng Ninh đã có 23 xã đạt từ 14 đến 18 tiêu chí, 23 xã đạt từ 9 đến 13 tiêu chí, 7 xã đạt từ 5 đến 8 tiêu chí và còn lại các xã đạt 5 tiêu chí. Ông Vi Xuân Trọng, Phó Trưởng ban quản lý xây dựng NTM khẳng định: Tỉnh đang thực hiện chương trình xã hội hóa xây dựng NTM. Tập trung mọi lực lượng hỗ trợ các địa phương xây dựng hạ tầng cơ sở. Phấn đấu hết năm 2013 sẽ có 26 xã cơ bản đạt NTM. Ðường làng, ngõ xóm đạt 100% tiêu chuẩn do Bộ GTVT đặt ra, chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, con trẻ được học hành trong những ngôi trường đạt chuẩn quốc gia và Nhà văn hóa cộng đồng...

Ở một khía cạnh nào đó, NTM chính là cuộc cách mạng xóa bỏ tâm lý sở hữu tư nhân và sở hữu trọn đời vốn ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp sống của người dân nông thôn. Tại thôn Ðoàn Xá 1, xã Hồng Phong, huyện Ðông Triều, chỉ 442 hộ dân với gần 2.000 nhân khẩu, nhưng đã có 12 hộ dân hiến hàng trăm mét vuông đất làm đường, đóng góp 350 triệu đồng góp phần nhựa hóa, bê-tông hóa trục đường xã, liên xã đạt chuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT. Tại xã Thượng Yên Công đã có 239 hộ dân hiến 12.204,25 m2 đất, đóng góp 1.763.510.700 đồng cùng hàng nghìn ngày công làm đường giao thông góp phần kết nối Thượng Yên với các vùng lân cận. Có đường giao thông, các mối làm ăn kinh tế "bung ra" theo guồng quay của nền kinh tế thị trường, những ông chủ trang trại vừa và nhỏ lần lượt ra đời, không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn tạo công ăn việc làm cho các hộ dân trong làng, xã. Người dân Thượng Yên Công và Yên Phong đã từng bước hoàn thiện các tiêu chí như điện nông thôn, trường học, nhà văn hóa, quy hoạch lại các khu chợ, thực hiện nếp sống văn hóa từ nhà ra đường... và NTM đã từng bước được người dân hoàn thiện bằng quyết tâm và bằng chính nguồn nội lực của mình.

Nâng chất lượng cuộc sống

Nếu như trước khi xây dựng chương trình NTM, mỗi gia đình có vài thửa ruộng, năng suất thấp, chăn nuôi nhỏ lẻ, chợ họp ven đường thì nay cuộc sống đã đi vào nền nếp, đồng ruộng đã trở thành những cánh đồng mẫu lớn mà ở đó  người dân tự tin khôi phục lại những giống lúa quý, hiếm tưởng đã thất truyền như giống nếp cái hoa vàng. Ông Nguyễn Ðức Song, người dân thôn Ðoàn Xá 1 không giấu được niềm vui khoe với chúng tôi: "Năm nay dân thôn Ðoàn Xá 1 được mùa to, nhất là giá giống lúa nếp cái hoa vàng lên rất cao. Chúng tôi phấn khởi lắm, tất cả là nhờ NTM".

Ông Nguyễn Văn Kiều, Chủ tịch xã Hồng Phong khẳng định, trong thời gian tới chính quyền xã sẽ tập trung xây dựng hệ thống các dịch vụ, thương mại, ký kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Trước mắt, là xây dựng thương hiệu cho cây lúa nếp cái hoa vàng. Còn ông Ngô Thành Chiến, Phó Chủ tịch huyện Ðông Triều cho biết, huyện đang tập trung chỉ đạo các xã sản xuất những cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế. Phấn đấu trong thời gian tới sẽ có 80% diện tích trong các xã trồng các giống lúa chất lượng cao. Tập trung xử lý môi trường nông thôn, tạo mọi điều kiện về chính sách cũng như vốn vay để các xã hoàn thành mục tiêu, nâng cao chất lượng cuộc sống.

 Ðể niềm vui NTM được trọn vẹn, vẫn còn nhiều điều đáng bàn, đáng nghĩ, nhất là trong việc vận động, tuyên truyền bà con về thực hiện NTM. Ông Nguyễn Tiến Quyết, người tham gia hiến đất làm đường đã đề xuất nên miễn một số loại thuế đối với các hộ dân hiến đất làm đường, nên nhanh chóng làm đường nước sạch cho thôn Bến Triều do cách xa huyện mà người dân vẫn phải sử dụng nước giếng khoan, nước sông trong sinh hoạt...

Xây dựng NTM không chỉ là thay đổi bữa cơm trong mỗi gia đình người dân mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân. Nhưng NTM sẽ không thể là cây đũa thần nếu không có sự đi sâu đi sát của các ngành chức năng, ứng với tiêu chí nào thì phải theo sát, xuống địa phương cơ sở để cùng làm với dân. Với các tiêu chí đã làm được rồi thì cần phải phát huy triệt để hiệu quả. Xây dựng NTM không phải là chạy theo hình thức, tiêu chí, danh hiệu mà phải chú trọng vào chất lượng nâng cao cuộc sống. Ðồng chí Ðỗ Thông, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh khẳng định: Tỉnh đang tập trung mọi nguồn lực cho nông dân, nông thôn nhằm rút ngắn và san bằng tỷ lệ chênh lệch về kinh tế giữa thành phố và nông thôn. Ðồng thời xóa bỏ sự bất công bằng trong phúc lợi xã hội để mọi người dân đều được hưởng những lợi ích công bằng.

Có được thành công này chính là do Quảng Ninh đã xác định hướng đi đúng trong tập trung chỉ đạo thực hiện trực tiếp xuống xã, thôn. Lấy công nghiệp, dịch vụ để hỗ trợ cho nông nghiệp, thành thị hỗ trợ cho nông thôn, thay đổi mô hình sản xuất đơn thuần ở nông thôn chính là những bước tạo ra hình hài của nông thôn kiểu mới. Và việc giữ hồn, cốt ấy chính là bảo đảm sự hài lòng của người nông dân mà chương trình NTM đem lại.

Ngọc Sơn 
Nguồn nhandan.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập158
  • Hôm nay24,896
  • Tháng hiện tại800,174
  • Tổng lượt truy cập91,973,903
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây