Học tập đạo đức HCM

Quy hoạch nông thôn mới cách làm, kinh nghiệm từ huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình

Chủ nhật - 01/04/2012 09:42
Sau thành công của mô hình điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Thanh Tân, đến hết năm 2010 Kiến Xương là huyện đầu tiên của Tỉnh hoàn thành công tác quy hoạch nông thôn mới (QHNTM) của 34/34 xã.
 
Đồng thời với quá trình QHNTM, đến nay có thêm 2 xã là Bình Định và Vũ Sơn đã làm xong công việc dồn điền đổi thửa. Kiến Xương đặt mục tiêu trong năm 2011 sẽ tạo thêm 2 đột phá mới là: Hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa trong toàn huyện và huy động các nguồn vốn từng bước cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng.
Đối với Kiến Xương, từ huyện đến các xã, thị trấn đều xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2010-2015 và cả quá trình lâu dài sau này. Riêng với công tác lập QHNTM, Huyện triển khai ngay từ cuối năm 2009, đợt đầu chọn 9 xã làm điểm để rút kinh nghiệm, sau đó thực hiện đồng loạt ở 25 xã còn lại. Xác định công tác QHNTM là cơ sở, tiền đề quan trọng để triển khai xây dựng NTM nên UBND huyện liên tục ra các công văn đôn đốc, tổ chức nhiều cuộc họp, hướng dẫn nội dung, quy trình thực hiện đối với các xã, thị trấn, các đơn vị tư vấn. Tổ công tác giúp việc gồm 11 thành viên chia thành nhiều nhóm phụ trách cơ sở theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn đơn vị tư vấn, các địa phương triển khai công tác lập quy hoạch. Trực tiếp tham gia ý kiến, góp ý vào đồ án quy hoạch đối với lĩnh vực chuyên môn liên quan đến quy hoạch ngành của huyện, của tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều nơi tập trung làm tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ QHXDNTM, công khai các nội dung thực hiện, đưa xuống niêm yết tại thôn để lấy ý kiến tham gia của bà con, nên tạo sự thống nhất cao trong Đảng, nhận được sự đồng thuận quần chúng nhân dân. Hầu hết các đồ án quy hoạch đều bảo đảm chất lượng, phù hợp với phong tục, tập quán từng địa phương. Các công trình tại trung tâm xã, công trình văn hoá, nghĩa trang, bãi rác, vùng sản xuất hàng hoá được bố trí khoa học, hợp lý. Đặc biệt, hai xã Lê Lợi và Vũ An còn tạo sự đột phá, lập quy hoạch bố trí khu trung tâm ra khỏi vị trí cũ theo hướng hiện đại, lâu dài.
Một ngày cuối năm Canh Dần, theo chân cán bộ Ban quản lý dự án của huyện, tôi tìm về Bình Định, điển hình của Kiến Xương trong thực hiện QHNTM. Bí thư Đảng uỷ xã Lê Xuân Hải không dấu được niềm vui khi dẫn chúng tôi ra cánh đồng để được tận mắt nhìn thấy những thửa ruộng vừa được chỉnh trang, bờ vùng bờ thửa đắp cao, to rộng, quy hoạch khoa học, hợp lý sau dồn điền đổi thửa. Anh cho biết: trước đây đồng đất của Bình Định manh mún lắm, nhiều xứ đồng cao thấp, xen cư, xâm canh giữa thôn này với thôn khác, xã khác. Hệ thống giao thông thủy lợi phức tạp, có nhiều tuyến, nhiều công trình bất hợp lý cả về cách bố trí, kích thước, khẩu độ, khó khăn cho việc thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, địa phương xác định: muốn xây dựng thành công mô hình NTM thì công tác lập quy hoạch phải tổ chức ngay việc dồn điền đổi thửa, cải tạo hệ thống giao thông thủy lợi. Những nhiệm vụ lớn này được đưa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng ủy xã năm 2010. Sau khi có chủ trương, Bình Định cho Cán bộ xã, Bí thư chi bộ, Trưởng các thôn đi thăm quan, học tập mô hình, cách làm ở Thanh Tân để rút kinh nghiệm. Tổ chức nắm bắt hiện trạng, xây dựng dự thảo các phương án, đặt mục tiêu hoàn thành dồn điền đổi thửa trong năm 2010, bình quân mỗi hộ dưới 2 thửa.
Tổng thể, Bình Định đã tổ chức khoảng 110 cuộc họp từ xã đến các thôn xóm thảo luận, triển khai các phương án thực hiện, ngày 3 lần tuyên truyền liên tục trên hệ thống loa truyền thanh nên tạo sự thống nhất cao trong Đảng bộ, Chính quyền, sự đồng tình ủng hộ lớn nhân dân. Kết quả, chỉ trong 2 tháng, từ cuối tháng 10 đến hết tháng 12/2010, Bình Định đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, từ không có vùng sản xuất tập trung thì nay đã quy thành 12 vùng cơ bản. Số thửa trước đây trong toàn xã là 7,117 nay giảm còn 4.473 thửa, bình quân mỗi hộ từ 2,53 thửa giảm còn 1,59 thửa. Đối với việc cải tạo hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, địa phương vận động các hộ dân đóng góp mỗi sào ruộng 10kg thóc/năm và thu trong 3 năm, phấn đấu đến hết năm 2013 hoàn thành. Thế nhưng, ngay sau khi phát động các hộ dân ở 5/8 thôn đã hoàn thành đóng góp ngay trong năm đầu tiên. Ngoài ra, toàn xã còn huy động nhân dân góp 170.460 m2 đất, đắp được 46.935 km đường giao thông nội đồng, đào đắp nạo vét kênh mương, làm thủy lợi mặt ruộng với tổng khối lượng 96.849m3, kinh phí trên 2 tỷ đồng, hoàn thành 87,6% khối lượng công việc theo kế hoạch của cả 4 năm. Cùng với đó, Bình Định đã hoàn thành công tác QHNTM. Xã đã quy hoạch được khu trung tâm, 2 điểm làm TTCN, 2 bãi rác tập trung, 5 điểm gồm khu nghĩa trang, khu văn hoá, thể thao tại các thôn, đồng thời vận động 32 hộ dân cư vùng lẻ vào khu quy hoạch. Với cách làm hay này, đã có gần 15 xã trong và ngoài huyện đến Bình Định tham quan học tập mô hình để về rút kinh nghiệm triển khai ở địa phương mình.
Đồng chí Vũ Văn Tuyên, Bí thư Huyện ủy chia sẻ: Thành công trong QHXDNTM ở Kiến Xương chính là nhờ sự đồng thuận, quyết tâm cao của Cấp uỷ Đảng, Chính quyền và Quần chúng nhân dân. Địa phương nào làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục thuyết phục, đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình, dám nghĩ, dám làm, nêu gương trước nhân dân thì nơi đó công tác QHNTM được triển khai sớm, đạt kết quả cao. Đặc biệt quy chế: "dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra và dân hưởng lợi" đã được phát huy đồng bộ tại từng làng xã đến các thôn xóm. Chính nhân tố này đã bảo đảm để Kiến Xương huy động được nhiều nguồn nhân lực, vật lực trong nhân dân để xây dựng NTM.
Cũng giống như Bình Định, trước đây tại Thanh Tân, nhân dân đã đóng góp để xây dựng NTM đến thời điểm hiện tại bằng đất, ngày công lao động, góp thóc, góp tiền… quy ra là 38% tổng số vốn địa phương đã đầu tư xây dựng NTM. Còn hiện nay, phong trào hiến đất, nhượng vườn làm đường giao thông, biến làng thành phố ở Thị trấn Thanh Nê đã huy động nhân dân đóng góp gần 4.000 ngày công, hiến 2.300m2 vườn thổ, 4.500 m2 ruộng với tổng số tiền gần 1,5 tỷ đồng. Anh Tuyên cũng khẳng định thêm: sau khi hoàn thành công tác quy hoạch hiện tại các xã đang khẩn trương bắt tay vào xây dựng NTM, chắc chắn thời gian tới sức dân đóng góp sẽ lớn hơn gấp nhiều lần.
 Theo kế hoạch đến hết năm 2010, toàn tỉnh phải lập xong Quy hoạch NTM thế nhưng chỉ duy nhất huyện Kiến Xương hoàn thành đúng tiến độ. Còn lại, 7 huyện, thành phố phải kéo dài thời gian sang năm 2011 và dự kiến đến hết quý I mới hoàn thành. Và như vậy, chủ trương xây dựng NTM dựa vào sức mạnh từ " Ý Đảng lòng dân" như ở Kiến Xương thực sự là cách làm hay, là bài học kinh nghiệm quý để những nơi khác có thể học tập và làm theo.
 
Theo thaibinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập304
  • Hôm nay29,342
  • Tháng hiện tại207,909
  • Tổng lượt truy cập90,271,302
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây