Học tập đạo đức HCM

Quy hoạch - trục xoay phát triển KT-XH, tầm nhìn vĩ mô

Thứ ba - 19/05/2015 20:13
(Baohatinh.vn) Nhiệm kỳ 2010 - 2015 của Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đánh dấu bước phát triển mới từ tư duy đến hành động trong công tác quy hoạch. Từ quy hoạch tổng thể KT-XH đến quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã giúp tỉnh nhà xác định phương hướng phát triển mang tính tổng thể và dài hạn. Đây chính là trục xoay cho việc hoạch định các kế hoạch phát triển hàng năm, 5 năm và tạo căn cứ để xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài, là nền tảng để nền KT-XH địa phương bứt phá mạnh mẽ và bền vững.


Con đường rộng từ “ông Monitor”

Hà Tĩnh là một trong 2 tỉnh đầu tiên trong cả nước (cùng với Ninh Thuận) mạnh dạn chọn nhà tư vấn nước ngoài là Tập đoàn Monitor (Mỹ) xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH có tầm nhìn đến năm 2050, được các nhà đầu tư đánh giá cao, làm nền tảng cho tỉnh phát triển nhanh và bền vững trong tương lai. Trên cơ sở phân tích, tính toán, dự báo sự phát triển và đóng góp ý kiến của các bộ, ngành; sở, ban, ngành, địa phương và các nhà khoa học, Tập đoàn Monitor đã tư vấn và tỉnh Hà Tĩnh cũng đã thống nhất chọn kịch bản “tăng trưởng cao và bền vững” cho quy hoạch phát triển KT-XH đến 2050.

Quy hoạch - trục xoay phát triển KT-XH, tầm nhìn vĩ mô
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tham quan triển lãm các thành tựu tại Lễ công bố Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050

Theo đó, Hà Tĩnh tận dụng các nguồn tài nguyên, đa dạng hóa nền kinh tế và mở rộng sang sản xuất và dịch vụ chế biến. Hà Tĩnh sẽ trở thành một nền kinh tế công nghiệp, song, vẫn có ngành nông nghiệp phát triển mạnh, năng suất cao cùng lĩnh vực dịch vụ ngày càng phát triển. Hà Tĩnh sẽ tăng trưởng cao nhờ 3 thành tựu cụm, ngành trọng điểm chính: hiện đại hóa thành công nền nông nghiệp; phát triển ngành sắt - thép và xây dựng Hà Tĩnh là một trung tâm thương mại, hậu cần phục vụ khu vực, bao gồm cả Lào và Đông Bắc Thái Lan. Ngoài ra, vào năm 2020, bên cạnh các cụm ngành trọng điểm này, Hà Tĩnh sẽ phát triển các cụm công nghiệp phụ trợ và chế biến như sản xuất các sản phẩm thép, dệt may, xây dựng, cũng như các cụm dịch vụ hỗ trợ như: GD&ĐT, thông tin liên lạc và dịch vụ ủy thác nghiệp vụ kinh doanh.

Theo ông Chris Malone - Giám đốc đơn vị tư vấn Monitor, kịch bản tăng trưởng cao và bền vững là sự lựa chọn đúng đắn cho Hà Tĩnh bởi hai lý do: thứ nhất là đáp ứng được yêu cầu nhanh của sự tăng trưởng nhưng lại không quá nóng; thứ hai là có lợi thế tạo ra nhiều ngành nghề mới và cơ hội mới cho người dân Hà Tĩnh.

Tháng tư trên đại công trường Formosa Hà Tĩnh
Vũng Áng sẽ là trung tâm luyện thép của khu vực và cả nước

Ông Kyoshiro Ichikawa - cố vấn kinh tế cho các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng: Việc Hà Tĩnh thuê đơn vị tư vấn nước ngoài có nhiều kinh nghiệm như Tập đoàn Monitor để lập tư vấn quy hoạch phát triển KT-XH dài hạn và quy hoạch đó được Chính phủ phê duyệt không chỉ có ý nghĩa đối với địa phương mà còn cả với các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi, khi đến tìm kiếm cơ hội đầu tư tại một quốc gia, địa phương nào đó, điều đầu tiên nhà đầu tư quan tâm là vùng đất, ngành nghề mình định đầu tư có nằm trong quy hoạch của địa phương hay của quốc gia đó không. Từ đó, nhà đầu tư sẽ hoạch định chiến lược đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề nào phù hợp và nên đầu tư ngắn hạn hay dài hạn.

Niềm vui trên những cánh đồng cằn cỗi
Hà Tĩnh đang từng bước hiện đại hóa nông nghiệp theo quy hoạch đã đề ra

Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Ngay sau khi quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 1786/QĐ-TTg, ngày 27/11/2012), ngày 27/4/2013, UBND tỉnh đã tổ chức lễ công bố quy hoạch, đồng thời, chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương căn cứ chiến lược phát triển KT-XH của quy hoạch này và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm cả nước; quy hoạch phát triển vùng Bắc Trung bộ để rà soát, đánh giá sự phù hợp của các quy hoạch đã được phê duyệt. Việc tuyên truyền, quảng bá quy hoạch rộng rãi trong các cấp, ngành, toàn thể nhân dân, các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tạo sự đồng thuận cao trong mọi hoạt động, cùng đi trên một con đường để đến đích đã được lựa chọn và xác định rõ ràng.

Quy hoạch - trục xoay phát triển KT-XH, tầm nhìn vĩ mô
Thực hiện quy hoạch tổng thể, thành phố Hà Tĩnh sẽ được xây dựng và phát triển, trở thành một đô thị trung tâm của tỉnh.

Dưới sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, ngành, địa phương đã bám sát quy hoạch tổng thể, xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển hàng năm, 5 năm. Năm 2013, Sở Xây dựng thuê nhà tư vấn của Pháp - Công ty AREP VILLE lập quy hoạch xây dựng vùng Hà Tĩnh giai đoạn 2030, tầm nhìn 2050 và điều chỉnh chung xây dựng TP Hà Tĩnh và vùng phụ cận giai đoạn 2030, tầm nhìn đến 2050.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể và quy hoạch vùng, các ngành chủ lực như: nông nghiệp, giao thông - vận tải, công thương và một số địa phương như: Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh đã tập trung triển khai các quy hoạch, kế hoạch. Đồng thời, gần 5 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiệm vụ đầu tiên và là vấn đề xuyên suốt được quan tâm thực hiện đó là lập quy hoạch nông thôn mới, làm cơ sở để xây dựng đề án phát triển sản xuất nhằm hoạch định hướng phát triển bài bản, bền vững cho các vùng nông thôn.

Theo thống kê của Sở Xây dựng, từ năm 2010-2014, đơn vị đã thẩm định, phê duyệt 100 đồ án quy hoạch của các ngành, lĩnh vực, địa phương. “Công tác lập quy hoạch, thẩm định quy hoạch, công bố và thực hiện quy hoạch thời gian qua đã được các cấp, ngành tập trung thực hiện. Nhìn chung, các quy hoạch được phê duyệt đã bám sát định hướng chung, phù hợp với thực tiễn. Từ đó đã phát huy hiệu quả, khai thác được tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển KT-XH, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư phát triển sản xuất” - Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Tú Anh cho biết.

 

Theo kịch bản “tăng trưởng cao và bền vững” của Monitor xây dựng cho Hà Tĩnh, GDP sẽ tăng trưởng bình quân 18,4%/năm. Đến 2020, nông nghiệp còn 13,1%; công nghiệp dẫn đầu với 54,7% và dịch vụ 32,2%; thu nhập bình quân đầu người 97,7 triệu đồng/năm; kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.

Theo: baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập328
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại835,442
  • Tổng lượt truy cập92,009,171
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây