Học tập đạo đức HCM

Rào cản xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 03/01/2017 02:25
Sự phát triển cơ sở sản xuất ở các làng có nghề đã tạo nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, do vốn hạn chế, cho nên các cơ sở khó áp dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới sản xuất, khiến môi trường ở nhiều vùng nông thôn bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng, tạo rào cản trong xây dựng nông thôn mới.

Khu lò vôi cầu Nghìn, thị trấn An Bài (Quỳnh Phụ, Thái Bình) có 64 lò vôi thuộc 30 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo mô hình gia đình. Các chủ cơ sở sản xuất vôi ở đây đã đầu tư cả trăm tỷ đồng xây dựng nhiều lò vôi quy mô lớn, mua sắm máy móc, thiết bị sản xuất, giải quyết việc làm cho hơn 1.600 lao động. Tuy nhiên, khu vực này có 13 cơ sở vi phạm hành lang cầu Nghìn; một số lò vôi xây dựng trên đất chuyển đổi sản xuất, kinh doanh chưa có thủ tục thuê, mượn đất với địa phương; phần lớn lao động các lò vôi không được chủ cơ sở sản xuất ký kết hợp đồng lao động. Các lò vôi nêu trên đều là lò thủ công, lạc hậu, một thời phát triển “nóng” hình thành làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, không theo quy hoạch. Qua kiểm tra, UBND thị trấn An Bài phát hiện 25 trong tổng số 30 cơ sở chưa bảo đảm về môi trường. Khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình tại khu vực này cho thấy: Các cơ sở nêu trên đều không có hệ thống thu gom xử lý khí thải, nước thải sinh hoạt trực tiếp thải ra môi trường. Chỉ số bụi vượt 1,6 đến 1,8 lần, chỉ số CO vượt 4,0 đến 4,2 lần so với quy chuẩn Việt Nam (QCVN) 19:2009/BTNMT. Mẫu không khí chung quanh ở cả vị trí đầu, cuối hướng gió có chỉ số bụi vượt 1,97 lần đến 3,17 lần so với QCVN. Dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực này ngày càng tăng cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong vùng và người tham gia giao thông qua cầu Nghìn nằm trên tuyến quốc lộ 10.

Cả nước hiện có 2.093 làng có nghề chưa được công nhận là làng nghề. Tại khu vực phía bắc, các làng có nghề tập trung nhiều ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên và TP Hà Nội. Tìm hiểu từ các làng có nghề thu gom phế thải, lông vũ, tái chế nhựa ở Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì; nghề tái chế giấy, nấu nhựa, giặt bao tải ở xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn (đều thuộc TP Hà Nội); làng tái chế nhựa Minh Khai ở thị trấn Như Quỳnh (Văn Lâm, Hưng Yên), dễ thấy điểm bất cập ở các làng này là: Nhiều cơ sở sản xuất phát triển nghề tự phát, manh mún, nằm rải rác tại các cụm dân cư, không có quy hoạch tổng thể. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho các cơ sở sản xuất rất khó áp dụng công nghệ tiên tiến để đổi mới sản xuất, thân thiện với môi trường, hạn chế chất thải, mà ngược lại còn làm phát sinh, gia tăng lượng chất thải đến mức khó kiểm soát. Về phương thức sản xuất thì hầu hết các cơ sở sản xuất tại các làng có nghề tổ chức theo mô hình hộ gia đình, mạnh ai nấy làm, sử dụng lao động có trình độ thấp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Các cơ sở này không có hệ thống thu gom nước thải, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn về môi trường... Do vậy, nước thải, chất thải rắn, khí thải, thậm chí cả chất thải nguy hại đều xả thải trực tiếp ra môi trường, tạo ra nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm đất, gây nhiều bức xúc cho người dân, như nguồn nước thải ở làng tái chế chì Đông Mai, xã Chỉ Đạo (Văn Lâm, Hưng Yên); hoặc ô nhiễm mùi phát sinh ở các làng có nghề chăn nuôi; ô nhiễm không khí do sử dụng vải, phế liệu nhựa đốt, tái chế giấy ở làng Phong Khê (Bắc Ninh).

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là do công tác quản lý, công tác quy hoạch các khu, cụm tiểu thủ công nghiệp tập trung cho làng nghề và tuyên truyền hướng dẫn cho người dân nơi đây chấp hành Luật Bảo vệ môi trường còn hạn chế. Hoạt động của các cơ sở sản xuất tại các làng có nghề thường nhỏ lẻ, có cơ sở hoạt động theo thời vụ, cho nên việc tự xử lý rác thải, nước thải, khí thải; hoặc muốn huy động vốn xây dựng các công trình xử lý nước thải tập trung gặp nhiều khó khăn. Một số chủ cơ sở sản xuất vì lợi nhuận đã bất chấp bỏ qua các quy định bảo vệ môi trường, hoặc lợi dụng danh nghĩa làng nghề, lợi dụng chế tài xử phạt chưa được áp dụng kiên quyết để trốn tránh chi phí đầu tư các công trình xử lý chất thải, dẫn đến góp phần làm tăng các chỉ số ô nhiễm môi trường tại nhiều làng có nghề. Không chỉ thế, chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi cũng xả bừa bãi ra môi trường… khiến người dân nhiều vùng nông thôn đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm, các loại bệnh tật dễ phát sinh do phải sử dụng nguồn nước ao hồ, nước ngầm, tiếp xúc với bụi bẩn, không khí ô nhiễm. Đây cũng là rào cản trong xây dựng nông thôn mới.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, các địa phương cần chủ động kiểm tra hiện trạng môi trường các làng nghề; công khai danh sách làng nghề ô nhiễm. Do đặc trưng của các làng nghề là có nhiều hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, cho nên chính quyền các xã, phường cần sớm hoàn thành việc phân loại cơ sở sản xuất trong các làng nghề truyền thống theo đúng Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Từ đó xây dựng kế hoạch phối hợp với cơ quan chức năng ở địa phương, trung ương lập quy hoạch các khu, cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; bảo đảm nguồn kinh phí di dời các cơ sở sản xuất có nguy cơ ô nhiễm cao. Các bộ, ngành chức năng cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy phục vụ công tác bảo vệ môi trường làng nghề, bảo đảm chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe đối với các cơ sở gây ô nhiễm. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề.

“Công an các địa phương cần tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các làng nghề, bảo đảm an ninh trật tự, phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn”.

MINH TÚ

(Xã Ninh Mỹ, Hoa Lư, Ninh Bình)

 

“Chú trọng hỗ trợ các làng có nghề xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải, sẽ cải thiện được môi trường, bảo đảm sức khỏe cho người dân phấn đấu xây dựng nông thôn mới”.

THU THỦY

(Thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, Hà Nội)

 

“Không nên công nhận các làng nghề tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao trong khu dân cư. Cần kiểm soát chặt chẽ một số làng nghề sử dụng chất thải y tế làm nguyên liệu đầu vào để tái chế các sản phẩm nhựa phục vụ sinh hoạt”.

NGUYỄN LINH

(Thị trấn Bo, huyện Kim Bôi, Hòa Bình)

 

MINH PHÚC/nhandan.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập137
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm136
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại272,452
  • Tổng lượt truy cập92,650,116
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây