Học tập đạo đức HCM

Rừng trồng hướng đến cây gỗ lớn

Chủ nhật - 06/08/2017 10:57
Nhiều năm gần đây, giá gỗ rừng trồng luôn ổn định ở mức 1,2 triệu đồng/tấn, người trồng rừng có lãi. Để phát triển bền vững, người trồng rừng đang hướng đến chuyện “nuôi” rừng để khai thác cây gỗ lớn, nhằm tăng hiệu quả kinh tế.

 

09-34-41_1
Ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm Bình Định (ngoài cùng bìa trái) kiểm tra rừng trồng

Bình Định là địa phương dẫn đầu khu vực duyên hải Nam Trung bộ trong phong trào trồng rừng. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh này đã có đến 134.306ha rừng trồng. Trong đó, rừng SX có 97.212ha, số còn lại là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Trong 97.212ha diện tích rừng SX ở Bình Định có 9.700ha của Cty TNHH Trồng rừng Quy Nhơn, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, 7.500ha của 3 công ty lâm nghiệp: Sông Kôn, Hà Thanh, Quy Nhơn; còn lại hơn 80.000ha là do các tổ chức ngoài quốc doanh và hộ nông dân sở hữu.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm Bình Định, phân tích: Trong nhiều năm liền gần đây, giá gỗ nguyên liệu luôn đứng ở mức 1,2 triệu đồng/tấn, đầu ra ổn định. Với mức giá này, người trồng rừng lãi rất khá. Bởi, mức đầu tư cho 1ha rừng suốt chu kỳ 7 năm của nông hộ không cao, tính cả cây giống, công cán, đầu tư chăm sóc chỉ khoảng 30 triệu/ha. Năng suất rừng trồng hiện nay ở Bình Định khá cao, đạt thấp nhất cũng 100 tấn/ha, đầu tư tốt hơn sẽ đạt đến 120 - 130 tấn/ha. Với mức giá 1,2 triệu đồng/tấn, tính năng suất bình quân 100 tấn/ha, 1ha rừng sẽ thu được 120 triệu đồng. Trừ chi phí đầu tư và chi phí công khai thác, người trồng rừng cầm chắc còn lãi 60 - 70 triệu đồng/ha”, ông Dũng tính toán.

Tuy nhiên, người trồng rừng ở Bình Định thường “ăn non”, khi rừng mới được khoảng 4 - 5 tuổi mà có gỗ nguyên liệu có giá là đốn bán, do đó không khai thác hết tiềm năng kinh tế của rừng trồng.

Để từng bước hướng đến việc “nuôi” rừng khai thác cây gỗ lớn, Bình Định đang xây dựng đề án phát triển cây gỗ lớn với diện tích 10.000ha, triển khai tại 3 công ty lâm nghiệp Sông Kôn, Hà Thanh và Quy Nhơn và các địa phương có nhiều diện tích rừng trồng Phù Cát, Vân Canh, Hoài Ân…

Theo ông Nguyễn Thế Dũng, chu kỳ của rừng gỗ lớn kéo dài 10 - 12 năm mới khai thác. Đến lúc này cây gỗ lớn không bán cho những nhà máy băm dăm nữa mà sẽ được cung ứng cho những doanh nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu trên địa bàn với giá trị cao hơn. Nuôi rừng khai thác cây gỗ lớn có rất nhiều mặt lợi. Cái lợi “vô hình” mà người trồng không thấy được là về mặt môi trường. Độ che phủ của rừng duy trì hàng chục năm nên đất không bị mưa gió làm xói mòn.

09-34-41_2
Người trồng rừng Bình Định thường khai thác gỗ non nên không phát huy hết hiệu quả kinh tế

“Hiện các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh hầu hết là nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Khi rừng trồng cây gỗ lớn được hình thành thì áp lực về gỗ nguyên liệu sẽ giảm bớt, người trồng sẽ có lãi nhiều hơn. Nếu rừng trồng 5 - 7 năm khai thác người trồng rừng có mức doanh thu 120 triệu đồng/ha thì để 10 - 12 năm mới khai thác thì mức doanh thu có thể đạt đến 250 triệu đồng/ha”, ông Dũng cho hay.

Trong khi đó, ông Dũng phân tích thêm, “nuôi” rừng khai thác cây gỗ lớn người trồng chỉ tốn thêm công bảo vệ 1 thời gian, chứ ở giai đoạn này rừng “ăn” rất ít phân nhưng tốc độ phát triển rất nhanh, chất lượng gỗ tốt hơn, tỷ trọng cây gỗ cao hơn. Nếu khai thác gỗ non 1 khối tỷ trọng gỗ chỉ đạt 0,7 tấn thì khai thác cây gỗ lớn tỷ trọng gỗ sẽ tăng lên 1 khối đạt 1 tấn.

Theo báo nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập541
  • Hôm nay93,571
  • Tháng hiện tại829,681
  • Tổng lượt truy cập93,207,345
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây