Học tập đạo đức HCM

Sản phẩm cá tra đạt chứng nhận ASC: Khó tăng giá

Thứ năm - 27/06/2013 05:10
Cuối năm 2012, Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI) công bố một báo cáo điều tra về những lợi ích tiềm năng trong ngắn hạn và dài hạn đối với các nhà đầu tư sản xuất cá tra có thương hiệu gắn với chứng nhận ASC đối với phân khúc dịch vụ thực phẩm và bán lẻ tại thị trường EU. Kết quả nghiên cứu trong báo cáo này cho thấy, cá tra ASC sẽ phải cạnh tranh gay gắt với một số loại cá thịt trắng khác và trong dài hạn, việc tăng giá cá tra đạt chứng nhận ASC tại thị trường EU là khó xảy ra.

Cạnh tranh gay gắt

Tại thị trường EU, cá tra là loài cá thịt trắng có giá trị thấp nhất trong phân khúc bán lẻ và dịch vụ thực phẩm. Trong phân khúc bán lẻ, cá tra thường được bán dưới dạng tươi và đông lạnh cũng như thông qua sử dụng các quảng cáo và chào hàng đặc biệt; trong đó cá dạng tươi phải cạnh tranh với một số loài cá nhập khẩu và địa phương còn cá đông lạnh phải cạnh tranh trực tiếp với cá minh thái Alaska.

Thời gian qua, một số ít sản phẩm cá tra đạt chứng nhận ASC tại thị trường Đức, Hà Lan và Italia đã được bán với nhãn B2C (chứng nhận từ nhà kinh doanh tới người tiêu dùng) để cạnh tranh với các sản phẩm khai thác. Các chuyên gia nhận định, trong ngắn hạn, vị trí cá tra có thể vẫn được duy trì ổn định hoặc tăng nhẹ trong ngắn hạn do suy thoái kinh tế thế giới khiến người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn cá tra như là loài cá thịt trắng có giá thấp. Tuy nhiên, cá tra sẽ khó có thể cạnh tranh được với các loài cá thịt trắng khác nếu chi phí sản xuất không được duy trì ở mức kiểm soát.

Năm 2012, thị trường cá tra được dự báo sẽ tăng trưởng hoặc duy trì ổn định nhưng xuất khẩu cá tra vào EU trong 6 tháng đầu năm đã giảm tới 26% so với cùng kỳ năm 2011. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả này là do chi phí sản xuất tăng cao, thiếu vốn cùng với những chiến dịch bôi bẩn cá tra ở thị trường EU. Đối với các loài cá thịt trắng khác, khối lượng nhập khẩu vào EU cũng giảm nhưng không lớn, đáng chú ý là khối lượng cá minh thái Alaska và cá tuyết chỉ giảm lần lượt là 4% và 10%. Điều này cho thấy cá tra đang nhường lại thị trường cho cá minh thái Alaska (sản phẩm cạnh tranh chính với cá tra), nhất là tại các quốc gia có truyền thống tiêu thụ cá minh thái Alaska như Đức và Ba Lan.

Trong ngắn hạn, chứng nhận bền vững có thể thích hợp với cá tra để "thủ thế" với các loài cá thịt trắng khai thác đã đạt chứng nhận tại Hà Lan, Đức, Anh... Chứng nhận bền vững có thể là biện pháp để bảo vệ thị phần cá tra trên thị trường khi cá minh thái Alaska cũng có chứng nhận MSC.

Khó tăng giá

Các giám đốc mua hàng cho rằng, rất khó để đưa ra dự báo về cá tra trong dài hạn. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm tới, thị trường cá tra sẽ khó có sự thay đổi đột biến. Dự báo cạnh tranh sẽ vẫn duy trì mạnh mẽ trong phân khúc thị trường cá thịt trắng có giá trị thấp. Cá tra vẫn tiếp tục cạnh tranh về giá vì sản phẩm cá tra không thể lấy lại vị trí như một sản phẩm có giá trị cao hơn. Tương tự như Hà Lan, một vài giám đốc kinh doanh tại các nước ưa chuộng sản phẩm bền vững hiện ít quan tâm như Italia và Tây Ban Nha cho rằng, chứng nhận bền vững sẽ góp phần cải thiện nhận thức của người tiêu dùng đối với cá tra. Điều này giúp cá tra lấy lại thị phần tại các nước mà cá tra đã phải hứng chịu các chiến dịch truyền thông bôi bẩn. 

Giá cá tra đạt chứng nhận ASC có thể tăng thêm nếu nhu cầu tăng mạnh so với nguồn cung. Điều này đúng tại thị trường Hà Lan; tại đây, các tập đoàn bán lẻ lớn cùng cam kết sẽ cung cấp các sản phẩm cá tra đạt chứng nhận bền vững cho người tiêu dùng. Hoạt động này cũng tiếp diễn tại thị trường Đức. Tại Anh, chỉ có từng nhà bán lẻ cũng như từng tập đoàn cung cấp thực phẩm cam kết nên sẽ khó để đạt mức giá cao cho cá tra chứng nhận bền vững. Mức giá cao còn phụ thuộc vào túi tiền của người tiêu dùng. 

Nếu có đủ khối lượng cá tra đạt chứng nhận ASC trên thị trường và chứng nhận ASC trở thành quy định khi xâm nhập vào thị trường cho nhà nhập khẩu và các tập đoàn cung cấp thực phẩm tại Hà Lan và Đức thì giá cá tra đạt chứng nhận ASC khó có thể cao hơn. Mức giá cao cho cá tra đạt chứng nhận ASC sẽ giới hạn chỉ trong một số thị trường, nơi cá tra đạt chứng nhận ASC trở thành một giấy phép hoạt động. Các tập đoàn cung cấp thực phẩm và nhà bán lẻ tại Nam Âu không cam kết cung cấp cá tra đạt chứng nhận ASC vì vậy, họ cũng không sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm này.

Thành Công
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 Tags: cá tra

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập872
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm860
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại96,484
  • Tổng lượt truy cập88,774,818
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây