Trang trại bò sữa của một nông dân ở huyện Mộc Châu, Sơn La.
Trong khi đó, bình quân mỗi hộ nông dân ở nước ta chỉ có khoảng 0,46ha đất nông nghiệp, chia thành 2,83 mảnh. Chính vì ruộng đất phân tán, manh mún nên thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa không tương xứng với sức lao động người nông dân bỏ ra.
Trong báo cáo đề xuất “Đổi mới chính sách đất đai cho tái cơ cấu nông nghiệp”, IPSARD đã chỉ ra rằng chính sách đất đai đang là rào cản lớn cho việc tích tụ, tập trung ruộng đất của hộ sản xuất hàng hóa lớn và trang trại; Luật Đất đai đang giới hạn đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp; chính sách thuế không khuyến khích các hộ tích tụ ruộng đất vượt hạn mức giao đất, đặc biệt là vượt hạn mức nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp... Đa số các chủ trang trại đều gặp khó khăn ở việc xác nhận, chứng nhận và cấp sổ đỏ sau trao đổi, mua bán đất.
Trong khi đó, chính sách hỗ trợ các hộ không còn sản xuất nông nghiệp chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp hiện chưa đủ mạnh (như chính sách hướng nghiệp, chính sách hỗ trợ tiền chuyển đổi nghề nghiệp...) nên họ vẫn có xu hướng giữ ruộng làm vật “bảo hiểm”, mặc dù đã ngừng canh tác hoặc cho thuê ruộng.
Để gỡ các rào cản về đất đai, IPSARD kiến nghị Nhà nước nới lỏng quy định đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, cho phép các tổ chức, cá nhân đủ tiềm lực về vốn, công nghệ được nhận quyền chuyển nhượng đất nông nghiệp để đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Bỏ hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp; bỏ thuế sử dụng đất đối với diện tích vượt hạn mức giao đất nông nghiệp.
Đặc biệt, Nhà nước cần xây dựng nghị định riêng để thúc đẩy tích tụ, tập trung đất nông nghiệp cho hộ sản xuất hàng hóa lớn, trang trại, trong đó tập trung vào miễn, giảm thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và lệ phí trước bạ; hỗ trợ về cơ sở hạ tầng đối với các diện tích mới được tích tụ, tập trung; hỗ trợ tín dụng dài hạn, lãi suất thấp cho các hộ, trang trại có tiềm lực và phương án đầu tư khả thi mua lại đất của các hộ bỏ ruộng, hoặc hỗ trợ trực tiếp tiền cho thuê ruộng giữa các hộ.
Ngoài ra, IPSARD cũng đề nghị thành lập các quỹ hoặc hỗ trợ sàn giao dịch đất nông nghiệp để thu mua lại những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả để cho các hộ sản xuất hàng hóa lớn, trang trại hoặc các doanh nghiệp thuê lại.
Theo Thiên Hương/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã