Học tập đạo đức HCM

Tái cơ cấu nông nghiệp theo chiều sâu

Thứ sáu - 05/04/2013 03:45
Đó là nhận định của nhiều đại biểu tại Hội nghị Triển vọng thị trường nông nghiệp 2013 do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) tổ chức ngày 4.4.

Điểm sáng của nền kinh tế

Trong năm 2012, giữa bối cảnh nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, thì ngành nông nghiệp (NN) đã trở thành điểm sáng “cứu” cả nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng đạt 3,4%. Đặc biệt, với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 27 tỷ USD, NN đã góp vai trò quan trọng để Việt Nam lần đầu tiên xuất siêu gần 300 triệu USD.

Sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở xã Đông Phương, huyện Đông Hưng, Thái Bình.

TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Ipsard cho biết, NN Việt Nam tiếp tục đóng vai trò xuất sắc, là tấm đệm quan trọng để “đỡ” cho đất nước trong thời điểm khó khăn, đặc biệt là trong 3 năm gần đây khi nền kinh tế chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. “Với diễn biến thời tiết, dịch bệnh ngày càng khó khăn, môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, hội nghị này là thời điểm để doanh nghiệp và người dân có cơ hội tiếp cận với các thông tin dự báo của thị trường để đưa ra các quyết định của mình chính xác” - ông Sơn cho biết.

Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Ipsard, hiện ngành NN Việt Nam vẫn đối diện với nhiều khó khăn như năng lực chế biến nông sản chưa bắt kịp với khu vực, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo, đời sống nông dân còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, giá cả trên thị trường thế giới biến động khó lường; yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe...

Bà Catherine Muller Marin -đại diện Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam khẳng định: “Năm 2012, ngành NN Việt Nam là ngành duy nhất đạt thặng dư thương mại, Việt Nam có lợi thế về nhiều ngành hàng nông sản như lúa gạo, thủy sản, cà phê. Thời gian qua, FAO đã hỗ trợ Việt Nam trong phát triển NN bền vững như: Kiểm soát dịch bệnh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chuỗi giá trị gia tăng trong NN tất cả nhằm mục đích tăng trưởng sức cạnh tranh của toàn ngành. Sự hỗ trợ này sẽ được tiếp tục thời gian tới”.

Tập trung phát triển theo chiều sâu

Các chuyên gia cho rằng, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong năm 2013 của ngành NN, chúng ta cần thực hiện nhiều nhóm giải pháp ngắn hạn song song với quá trình tái cơ cấu ngành, trong đó chú trọng đến việc mở rộng thông tin thị trường NN. Theo TS Đặng Kim Sơn, bên cạnh việc đẩy mạnh các nhóm chính sách về xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội; hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất NN, cần có các giải pháp để hạn chế rủi ro về thiên tai, dịch bệnh trong chăn nuôi; nâng cao năng lực dự báo thông tin thị trường nông sản.

Theo TS Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, nếu chỉ xét về lĩnh vực nông sản, thì Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới. Hiện Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển nhờ vị trí địa lý thuận lợi và nằm trong khu vực năng động; là điểm chiến lược đầu tư nước ngoài ; là trung tâm sản xuất mới của Đông Á và mạng lưới của Hiệp định Thương mại tự do; dân số trẻ (thời kỳ vàng); chính trị ổn định... TS Thành cho rằng, nền kinh tế của Việt Nam sẽ có nhiều tiềm năng phát triển trong những năm tới, nhất là lĩnh vực nông nghiệp.
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách NN (Ipsard) đề xuất một số định hướng phát triển nông nghiệp trong năm 2013. Cụ thể, về cây lúa cần ổn định năng suất và diện tích, thúc đẩy xây dựng cánh đồng mẫu lớn, liên kết doanh nghiệp– nông dân; chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng cây làm thức ăn chăn nuôi (khoai, ngô, đậu tương...). Đối với chăn nuôi cần tập trung quản lý dịch bệnh, chất lượng và an toàn thực phẩm.

Về giải pháp lâu dài, TS Đặng Kim Sơn khẳng định, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển NN theo chiều sâu để đảm bảo tính bền vững. “Hiện Bộ NNPTNT là bộ duy nhất đã hoàn thiện đề án tái cơ cấu ngành trình Chính phủ. Đề án là những gợi ý cho chính quyền địa phương như ưu tiên đầu tư theo chiều sâu, các ngành hàng chiến lược, có lợi thế cạnh tranh, có giá trị gia tăng cao; hạn chế, rà soát đầu tư vào các ngành bóc lột tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường...” - ông Sơn nhận định.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập881
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại753,688
  • Tổng lượt truy cập93,131,352
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây