Học tập đạo đức HCM

Tăng cường chỉ đạo SX vụ đông 2012

Chủ nhật - 09/09/2012 23:47
Vừa qua, Bộ NN- PTNT đã có văn bản gửi UBND, Sở NN- PTNT các tỉnh, TP phía Bắc đề nghị dốc sức cho vụ đông 2012.

Bộ NN- PTNT một lần nữa khẳng định lợi thế và tầm quan trọng của vụ Đông ở phía Bắc, vụ SX hàng hóa chính với sản phẩm đa dạng, có thị trường tiêu thụ, đem lại giá trị thu nhập cao cho nông dân.

Vụ Đông 2011 dù gặp nhiều khó khăn nhưng diện tích gieo trồng vẫn đạt 380 nghìn ha, trong khi diện tích cây ưa ấm (ngô, đậu tương, khoai lang, lạc) giảm gần 95 nghìn ha thì diện tích cây ưa lạnh như khoai tây tăng trên 5 nghìn ha, rau đậu tăng 8 nghìn ha so với vụ Đông 2010.

Nhờ vậy vụ Đông 2011 đã tạo giá trị vụ khoảng 11 nghìn tỷ đồng, bình quân đạt khoảng 29 triệu đồng/ha. Nhiều tỉnh vẫn có một vụ Đông thắng lợi như Hải Dương đạt 22.500 ha (100% kế hoạch), trong đó có tới 19.500 ha rau đậu các loại, giá trị SX 88 triệu đồng/ha; Thái Bình 36.200 ha, Hải Phòng gần 11.200 ha, Nam Định 13.842 ha...

Tư tưởng chỉ đạo vụ Đông 2012 là tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế, né tránh thiên tai; lựa chọn cây trồng, giống cây trồng đáp ứng thị trường; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật; mở rộng cơ giới hóa; tổ chức SX và tiêu thụ sản phẩm theo phương thức “Cánh đồng mẫu lớn”.

Bộ chỉ đạo các địa phương phấn đấu vụ Đông 2012 đạt 470 nghìn ha, trong đó diện tích cây ưa ấm 40% (cây trồng chủ lực gồm: ngô 120 nghìn ha, khoai lang 30 nghìn ha, đậu tương 40 nghìn ha), cây ưa lạnh khoảng 60% (cây trồng chủ lực gồm: khoai tây 25 nghìn ha, rau đậu các loại 170 nghìn ha); giá trị SX bình quân 30-32 triệu đồng/ha.

Để SX vụ Đông 2012 đạt được mục tiêu diện tích, năng suất, chất lượng, ATVSTP và hiệu quả kinh tế cao, Bộ trưởng Bộ NN- PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phía Bắc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số biện pháp chính như sau:

1. Kiểm tra, rà soát kế hoạch SX vụ Đông 2012; điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với thị trường tiêu thụ; cần có kế hoạch, biện pháp kỹ thuật cụ thể cho từng cây trồng; chuẩn bị phương án chủ động tưới tiêu sẵn sàng đối phó với bão mưa lụt đầu vụ; kiểm tra các nguồn giống đảm bảo đủ chủng loại và chất lượng, đặc biệt là giống đậu tương, khoai tây; tổ chức tuyên truyền, tập huấn, triển khai kế hoạch SX tới nông dân.

2. Công bố sớm các chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển SX vụ Đông 2012 từ nguồn ngân sách địa phương. Đối với địa phương bị thiệt hại trong vụ lúa HT và vụ mùa do thiên tai cần chủ động phối hợp với Cục Trồng trọt đánh giá mức thiệt hại để có cơ sở đề xuất chính sách hỗ trợ từ nguồn giống dự phòng T.Ư.

3. Bố trí thời vụ, cơ cấu giống phù hợp, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nhằm né tránh thiên tai, phát huy lợi thế, giảm tối đa chi phí. Trước mắt, chỉ đạo bón tăng kali, không bón đạm, tiêu thoát nước sớm cho lúa trên chân đất làm vụ Đông để lúa chín sớm hơn; cơ giới hóa trong thu hoạch, làm đất; gieo trồng đúng thời vụ, nhất là nhóm cây ưa ấm ngô, đậu tương, khoai lang, lạc, bí xanh, bí đỏ, ớt, dưa chuột… trồng càng sớm, càng tốt.

- Cây ngô trên đất 2 lúa cần gieo trồng trước 5/10, áp dụng kỹ thuật làm ngô bầu, chăm sóc cho bầu ngô khỏe; đối với ngô nếp, ngô rau có thể trồng muộn hơn đến 15-20/10; nơi chủ động tưới tiêu hoặc đối với ngô nếp, ngô đường áp dụng kỹ thuật làm đất tối thiểu, kỹ thuật gieo thẳng hạt hoặc đặt bầu xuống gốc rạ; đảm bảo mật độ 6-7 vạn cây/ha trên đất màu, đất bãi trồng sớm và 5-6 vạn cây/ha trên đất 2 lúa; bón phân sớm, đủ lượng và cân đối...

- Cây đậu tương trên đất 2 lúa không gieo muộn sau 10/10; áp dụng làm đất tối thiểu, gieo thẳng, gieo bằng máy, gieo vào gốc rạ, làm dãnh thoát nước, những nơi gieo muộn cần chuẩn bị phương án sấy sản phẩm khi thu hoạch. Đối với cây lạc cần gieo trồng trước 15/9, ưu tiên áp dụng che tủ nilon.

- Cây khoai lang cần trồng trước 10/10; chọn giống khoai ăn củ chất lượng cao hoặc rau ăn lá; bón phân sớm, đầy đủ để tận dụng điều kiện nắng ấm đầu vụ.

- Cây bí xanh, bí ngô, dưa chuột, ớt: cần áp dụng kỹ thuật làm bầu, trồng gối bằng cách rạch lúa để đặt bầu trước khi thu hoạch lúa (bí, dưa chuột), ươm cây con (ớt), chăm sóc bầu, cây con tốt.

- Cây khoai tây thời vụ tốt nhất 25/10-15/11, chuẩn bị nguồn giống, không trồng quá muộn khoai tây sinh trưởng kém do nhiệt độ quá thấp, thiếu ánh sáng, mưa phùn và phải thu non để trồng lúa Xuân, giảm năng suất, chất lượng khoai; mở rộng áp dụng kỹ thuật trồng khoai tây làm đất tối thiểu có tủ rơm rạ, kết hợp bón phân sớm, đầy đủ và cân đối.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra các đơn vị SXKD giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV; ngăn chặn và xử lý kịp thời các hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng để triển khai tốt nhất kế hoạch SX vụ Đông đạt kế hoạch diện tích, sản lượng và hiệu quả kinh tế.

- Cây rau đậu, hoa các loại: cần đa dạng hóa chủng loại, giống; trồng rải vụ, nhiều trà phù hợp nhu cầu thị trường, tránh dồn ứ thừa làm rớt giá, giảm hiệu quả kinh tế. Hướng dẫn nông dân SX rau an toàn theo VietGAP; áp dụng các TBKT như trồng cà chua, dưa hấu bằng cây giống ghép; tăng phân hữu cơ sinh học, phân bón qua lá, tưới nước tiết kiệm, sử dụng màng phủ nông nghiệp; SX rau, hoa áp dụng công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới...

4. Tổ chức SX, tiêu thụ sản phẩm vụ Đông theo phương thức "Cánh đồng mẫu lớn"

- Mở rộng dồn điền, đổi thửa, cho thuê đất, cho mượn đất để hình thành những vùng SX vụ Đông tập trung để dùng máy móc, cơ giới hóa, công nghệ, TBKT...

- Tổ chức liên kết chặt chẽ nông dân với nhau; nông dân với mạng lưới thu gom, các thương lái, DN chế biến, tiêu thụ trong nước hoặc XK thông qua hợp đồng nhằm tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm vụ Đông ổn định, quy mô lớn, có lợi cho nông dân, DN.

- Mở rộng các hình thức dịch vụ của DN, cơ quan nghiên cứu, HTX, tổ hợp tác, nhóm nông dân hoặc hộ nông dân trong cung ứng giống, vật tư, thuốc BVTV, làm đất, làm bầu, gieo ươm cây con, phun thuốc trừ sâu bệnh, tưới tiêu... nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả.

- Các địa phương cần tiếp tục đầu tư, hỗ trợ xây dựng các mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" trong vụ Đông 2012 theo chỉ đạo tại công văn số 354/BNN-TT ngày 17/2/2012 của Bộ NN- PTNT.

PV
Nguồn:nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập125
  • Hôm nay32,085
  • Tháng hiện tại1,123,607
  • Tổng lượt truy cập92,297,336
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây