Học tập đạo đức HCM

Tấp nập mua sắm ở Hội chợ Nông sản và Thủ công mỹ nghệ 2012

Chủ nhật - 30/09/2012 08:11
Mặc dù thời tiết Hà Nội thi thoảng có những cơn mưa bất chợt, nhưng tại số 2 Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy), nơi diễn ra Hội chợ Nông sản và Thủ công mỹ nghệ khu vực phía Bắc năm 2012 (từ 27/9 – 1/10), không lúc nào vắng người. Trải qua ngày thứ 2, Hội chợ đã thu hút đông đảo người tiêu dùng và doanh nghiệp đến tham quan, mua sắm.

Em Nguyễn Hữu Đạo trình diễn nghệ thuật làm tranh Đông Hồ.

Mặt hàng đa dạng

Năm nay, Hội chợ Nông sản và Thủ công mỹ nghệ khu vực phía Bắc có hơn 100 doanh nghiệp, đơn vị tham gia với hơn 200 gian hàng. Mặc dù quy mô của Hội chợ không lớn như các kỳ trước, nhưng các mặt hàng, sản phẩm tại đây vẫn rất đa dạng, phong phú.

Tại gian hàng của Công ty cổ phần Kính nghệ thuật Coba, nhiều du khách vô cùng trầm trồ trước bàn tay điêu khắc tài hoa của ông Phạm Hồng Vinh, vừa là một nghệ nhân, vừa là Giám đốc Công ty. Không cần phải vẽ phác thảo trước trên mặt kính, chỉ cần vài đường lướt đi lướt lại dưới máy cắt hoặc máy phun, ông Vinh đã cho ra đời những tấm kính có hình hoa cúc, hoa sen rất mềm mại, uyển chuyển. 

 

Bà Cúc đang giới thiệu sản phẩm nấm sấy khô.


Được biết, Công ty cổ phần Kính nghệ thuật Coba tiền thân là cơ sở mài khắc gương kính thuỷ tinh nghệ thuật Coba, do nghệ nhân Phạm Hồng Vinh tự nghiên cứu, sáng lập từ những năm 1990 với quy mô sản xuất gia đình, chuyên mài và phân phối sản phẩm gương hoa, kính tủ ly, lọ hoa, cốc ly.... Với số vốn ban đầu chỉ có vài chục triệu đồng, đến năm 2004 tăng lên 200 triệu đồng và đến nay, vốn cố định của Công ty đã tăng lên trên 2 tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng chục lao động.

 

Ngay cạnh gian hàng của Coba là nơi trưng bày các bức tranh Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) vô cùng sinh động, với những bộ sưu tập tranh dân gian nổi tiếng làm từ giấy dó như tranh tứ quý, tranh bốn mùa, tranh gà lợn, hứng dừa, em bé chăn trâu... Gian hàng vốn nhỏ hẹp, lại càng chật chội hơn khi du khách chen nhau tới xem hậu duệ của nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả biểu diễn các công đoạn làm tranh Đông Hồ. Tên em là Nguyễn Hữu Đạo, sinh năm 1990, dù tuổi đời còn trẻ, nhưng Đạo đã có thâm niên làm tranh từ nhỏ nhờ học được các bí kíp làm tranh từ ông nội và cha.

 

Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh say sưa sáng tạo.


Đạo cho biết: Hiện nay nhà em cùng lúc có cả 3 thế hệ làm tranh Đông Hồ, từ ông nội, tới cha, rồi tới chúng em. Nhiều lúc tranh Đông Hồ rơi vào tình cảnh khó khăn, có nguy cơ lụi tàn, nhưng nhờ sự quan tâm kịp thời của Nhà nước và chính quyền địa phương, làng tranh Đông Hồ đã dần hồi phục và có nhiều khách hàng. Tuy thu nhập không cao, nhưng các nghệ nhân trong làng vẫn quyết tâm giữ nghề truyền thống.

Ngoài những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tại Hội chợ, người tiêu dùng còn dễ dàng tìm mua các loại sản phẩm nông sản đặc sản, nào là nấm hương khô, nấm tai mèo khô, miến dong, đặc sản rượu nếp Kim Sơn, hay các loại gạo thơm, gạo nếp… tại gian hàng của Công ty cổ phần T&B (địa chỉ khu phố 7, thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, Ninh Bình). Hay tại gian hàng của Cơ sở Hùng Lụa, địa chỉ tại xóm 7, xã Tiến Thắng (Lý Nhân – Hà Nam), khách hàng có thể thoải mái lựa chọn những buồng chuối ngự Đại hoàng có màu vàng ươm, trông thật thích mắt, với giá bán từ 30.000 – 50.000 đồng/nải tùy loại.

Ngoài ra, các bà nội trợ còn có thể tìm mua những loại chậu trồng cây, trồng rau dễ thương tại gian hàng của Công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long; mua nước mắm Nha Trang tại Công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang; mua hành, tỏi trồng theo quy trình VietGAP tại gian hàng của trang trại Quang Ninh (thôn Mỹ Tường, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận)…

Cần thêm sự quan tâm của các cấp, ngành

Tuy hội chợ làng nghề lần này vẫn đạt được những mục tiêu đề ra là thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế, tăng cường xúc tiến thương mại, giúp các doanh nghiệp sản xuất chế biến hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ củng cố và khai thác thị trường trong nước, chia sẻ khó khăn trong thời buổi lạm phát tăng cao..., nhưng có một điều mà khách đến hội chợ dễ dàng nhận thấy là các gian hàng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. 

 

Chuối ngự Đại hoàng, đặc sản của Lý Nhân, Hà Nam.


Ngoài một số gian hàng nổi bật của Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Thuận,... thì đây đó vẫn có những gian hàng èo uột, trưng bày có lệ, sản phẩm kém hấp dẫn. Ngoài ra, có thể thấy một diện tích khá lớn phía trong nhà trưng bày và khu vực ngoài trời vẫn còn trống, cho thấy hội chợ nông sản và thủ công mỹ nghệ chưa thực sự nhận được sự quan tâm, khích lệ đúng mức của các cấp, ngành.

 

Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Thị Cúc, Giám đốc Công ty cổ phần T&B cho biết: “Mặc dù xa xôi, song chúng tôi vẫn lặn lội từ Ninh Bình về đây dự Hội chợ, với mong muốn tăng cường giao lưu với các cơ sở sản xuất, tìm kiếm bạn hàng mới. Chỉ tiếc là kinh phí chi cho quảng cáo, xúc tiến thương mại của cơ sở không nhiều, lại chưa được sự hỗ trợ từ các cấp, ngành địa phương nên ngoài sản phẩm nấm là chủ lực, chúng tôi phải mang thêm nhiều sản phẩm nông sản khác để bán lấy tiền bù chi”.

Ban tổ chức cũng cho biết, năm nay không có nhiều gương mặt mới, nguyên do là bởi nhiều đơn vị chưa thực sự quan tâm và dành những hỗ trợ thiết thực cho các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề. Các nghệ nhân đều bày tỏ mong muốn, những kỳ hội chợ sau sẽ nhận được sự hỗ trợ, khuyến khích mạnh mẽ từ các cấp, ngành, để những hội chợ như thế này thực sự là động lực, cơ hội thúc đẩy các làng nghề phát triển và hội nhập. 

 

Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, hiện cả nước có 2.790 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 1.600 làng nghề được công nhận, gần 400 làng nghề truyền thống và hàng trăm nghệ nhân được phong tặng danh hiệu với 53 nhóm nghề. Các làng nghề này đã thu hút và giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động.

Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ làng nghề lớn nhất cả nước với xấp xỉ trên 1.000 làng nghề truyền thống, nổi tiếng như: gốm Bát Tràng (Gia Lâm – Hà Nội), lụa Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nội), tranh Đông Hồ (Bắc Ninh),...

Minh Huệ

Theo:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập341
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại226,408
  • Tổng lượt truy cập90,289,801
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây