Học tập đạo đức HCM

Thanh Chương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Thứ ba - 20/02/2018 18:23
Đồng chí Nguyễn Văn Quế - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.
 
Đồng chí Nguyễn Văn Quế - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thannh Chương (bên phải) thăm quan mô hình trồng bưởi diễn tại xã Thanh Liên. Ảnh: Hữu Thịnh

PV: Mặc dù còn những khó khăn, nhưng năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội của Thanh Chương có nhiều chuyển  biến tích cực. Đồng chí có thể cho biết những kết quả nổi bật?

Đồng chí Nguyễn Văn Quế: Năm 2017, từ sự lãnh đạo quyết liệt của cấp ủy và sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, sự đồng thuận ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Thanh Chương tiếp tục ghi được những dấu ấn mới. Tổng giá trị sản xuất trong năm đạt hơn 6.865 tỷ đồng; trong đó nông, lâm, ngư nghiệp  gần 2.355 tỷ đồng; công nghiệp - xây dựng hơn 2.677 tỷ đồng; dịch vụ gần 1.834 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 31 triệu đồng/năm.

Trong sản xuất nông nghiệp, cùng với duy trì về diện tích và tăng năng suất  cây lúa, ngô, sắn…, huyện đã xây dựng và nhân rộng được một số diện tích cam V2, cam Xã Đoài, bưởi Diễn... Cụ thể, trong năm, toàn huyện trồng mới hơn 65 ha cam, nâng tổng diện tích cam toàn huyện lên 400 ha; trồng mới gần 30 ha bưởi Diễn và hiện tổng diện tích bưởi Diễn toàn huyện đạt 45 ha. Trong chăn nuôi, đã tổ chức công bố nhãn hiệu tập thể gà Thanh Chương. Phát huy lợi thế đất rừng, đã có khoảng 2.000 ha rừng được trồng mới trong năm; gắn với tích cực triển khai nhiều giải pháp bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng.

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tiếp tục được huyện và các địa phương tập trung chỉ đạo. Trong năm, có thêm 2 xã Thanh Hòa và Hạnh Lâm được công nhận đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt NTM toàn huyện lên 11 xã; số tiêu chí ở các xã tăng bình quân 1,027 tiêu chí, đưa tiêu chí bình quân đạt hơn 14 tiêu chí/xã. Công tác quản lý đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường được huyện quan tâm chỉ đạo ráo riết hơn.

Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, huyện tích cực tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh, trích ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hỗ trợ từ các doanh nghiệp và nội lực trong dân. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn ước đạt 1.858 tỷ đồng. Đôn đốc và quyết liệt xử lý các vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB một số dự án như Khu du lịch, dịch vụ hỗn hợp và nghỉ dưỡng Cầu Cau; dự án đường giao thông, nối từ đường Hồ Chí Minh đến đường tuần tra biên giới; dự án nhà máy chất đốt sinh khối dạng viên nén; các trạm biến áp…

Về văn hóa – xã hội, có thêm 6 trường đạt chuẩn quốc gia và 2 trường đạt chuẩn mức 2; nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia toàn huyện lên 85 trường, chiếm 65,89%. Chỉ đạo xây dựng thành công 2 xã Thanh Hòa, Thanh Khai đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế; đưa tổng số xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia lên 32 xã. Công tác giảm nghèo được cả hệ thống chính trị quan tâm, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 9,2%.

Về quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; tổ chức giao quân, huấn luyện cho LLDQTV, diễn tập chiến đấu phòng thủ ở cấp xã đạt kết quả tốt. Công tác an ninh nông thôn, an ninh biên giới và an ninh tôn giáo được đảm bảo, tạo môi trường, điều kiện để huyện phát triển.

PV: Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn có những tồn tại, hạn chế. Đồng chí có thể chia sẻ về điều này?

Đồng chí Nguyễn Văn Quế: Trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới  với tổng số xã lớn (39 xã), một số xã dân cư thưa thớt, tổng số km đường giao thông dài, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trong khi đó tiềm lực kinh tế của địa phương hạn chế, dẫn đến việc huy động nguồn lực, nhất là từ sự đóng góp của người dân để tạo phong trào xây dựng NTM trên địa bàn đang có chiều hướng chững lại. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên – môi trường còn hạn chế; tình hình tai nạn giao thông tăng đột biến cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương); việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của một số cán bộ, công chức chưa nghiêm, còn vi phạm trong thực thi công vụ. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân ở một số cơ sở còn chậm.

Thực hiện mô hình trồng thanh long ruột đỏ ở xã Thanh Liên (Thanh Chương). Ảnh: Mai Hoa

PV: Những định hướng, nhiệm vụ, giải pháp sẽ được Thanh Chương tập trung trong năm 2018 là gì, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Văn Quế: Trên cơ sở nhận diện những khó khăn, thách thức, trong năm 2018 này, Thanh Chương đặt ra yêu cầu tập trung phát huy mạnh mẽ nội lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của huyện, tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý nền kinh tế huyện gắn với bảo vệ môi trường và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội.

Cụ thể, trong lĩnh nông nghiệp, tập trung ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đưa công nghệ mới, các loại giống mới năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; quan tâm chỉ đạo xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế, sản xuất hiệu quả, từng bước hình thành các vùng hàng hóa tập trung. Trong xây dựng NTM, gắn với huy động và ưu tiên bố trí, lồng ghép các nguồn lực, huyện tiến hành rà soát, đồng thời ban hành kế hoạch, lộ trình cho từng xã để chỉ đạo, đốc thúc quyết liệt cũng như ưu tiên nguồn vốn để tập trung cho các xã về đích.

Để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 – 2020, Thanh Chương tiếp tục đổi mới công tác đối ngoại, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút đầu tư hạ tầng trên địa bàn và các dự án phát triển kinh tế; gắn với quyết liệt chỉ đạo GPMB để các dự án được triển khai theo kế hoạch. Khai thác tốt các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp để duy trì và phát triển ngành nghề nông thôn. Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh khai thác nguồn thu, nhất là thu nợ thuế, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách năm 2018. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường…

Theo baonghean.vn

Cùng đó, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội. Tiếp tục chỉ đạo tăng hiệu quả, hiệu lực điều hành của chính quyền từ huyện đến cơ sở; cải cách mạnh mẽ hành chính; thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết đơn thư, giải quyết kịp thời các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo an toàn, trật tự xã hội, tạo môi trường, điều kiện thúc đẩy sự phát triển của huyện.

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập148
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm147
  • Hôm nay26,349
  • Tháng hiện tại219,442
  • Tổng lượt truy cập92,597,106
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây