Học tập đạo đức HCM

Thanh Hóa: Dân thất nghiệp vì dự án nghìn tỷ

Thứ ba - 23/04/2013 23:58
Khi Nhà máy xi măng Thanh Sơn được triển khai xây dựng, người dân xã Thúy Sơn (Ngọc Lặc - Thanh Hoá) rất vui và hy vọng khi dự án đi vào hoạt động, con em sẽ có việc làm ổn định. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm, dự án với kinh phí đầu tư gần 1.500 tỷ đồng vẫn “đắp chiếu”, trong khi hàng trăm hộ dân thất nghiệp vì đã nhường đất canh tác.
Hoang tàn dự án nghìn tỷ

Dự án Nhà máy xi măng Thanh Sơn  được khởi công xây dựng vào tháng 12/2007, trên diện tích gần 36ha, tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, công suất 2.500 tấn clinker/ngày, do Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thăng Long (Hà Nội) làm chủ đầu tư. 

Mục tiêu của nhà máy là sản xuất xi măng chất lượng cao nhằm cung cấp cho thị trường miền Tây Thanh Hóa, các địa bàn nằm hai bên đường Hồ Chí Minh và xuất khẩu sang nước bạn Lào, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người dân, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Theo dự kiến mà phía chủ đầu tư đưa ra, nhà máy sẽ đi vào sản xuất trong quý I/2010.
Để nhường chỗ cho dự án, 200 hộ dân của xã Thuý Sơn phải nhường gần 36ha đất 2 lúa màu mỡ, 37 hộ phải di dời nhà cửa đi nơi khác. Thấy được ý nghĩa của dự án, bà con đồng tình ủng hộ và nhanh chóng di dời để bàn giao mặt bằng “sạch” cho chủ đầu tư.

Anh Đỗ Văn Nam, một người dân xã Thuý Sơn nhớ lại: “Hôm dự án tiến hành xây dựng, hàng nghìn người dân ở Ngọc Lặc đã kéo đến xem, ai nấy đều vui mừng vì dự án hoàn thành sẽ giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Các dịch vụ khác cũng theo dự án mà phát triển”.

Thế nhưng, đáp lại sự kỳ vọng đó, sau hơn 5 năm, những gì mà dự án làm được chỉ là mấy cái chòi canh và 4 bức tường hoen ố bao quanh khu đất, toàn bộ diện tích vẫn để hoang hoá, nhiều người dân thấy phí đã vào cải tạo trồng ngô, sắn. Còn khu nhà ở dành cho công nhân cũng bị bỏ hoang, làm chỗ nhốt trâu, bò… Nhiều ô cửa kính đã bị đập phá, cửa ra vào, cửa sổ đã bị kẻ xấu tháo dỡ mang đi. Nhìn khu nhà ở được đầu tư xây dựng khang trang giờ trở nên hoang phế, người dân nơi đây không khỏi xót xa, càng tiếc hơn khi những thửa ruộng “bờ xôi ruộng mật” khi xưa giờ chỉ là cỏ mọc um tùm.

Người dân kiệt quệ 

Khi dự án nghìn tỷ được hình thành, có một kế hoạch được “vẽ” ra là, đưa con em thuộc diện ảnh hưởng của dự án và ưu tiên người dân địa phương vào làm việc trong nhà máy. Hàng trăm người dân địa phương, mà cụ thể là trên 300 người vừa học xong phổ thông chưa có việc làm, thậm chí nhiều người đang làm công việc khác cũng đi theo tiếng gọi của dự án, với ước mơ sớm được đổi đời.

Để hoàn thành lớp đào tạo do công ty đưa đi, mỗi người phải bỏ ra ít nhất 30 – 40 triệu đồng cho hơn một năm ăn học. Học xong rồi chờ đợi, 1 năm, 2 năm, đến nay đã hơn 5 năm trôi qua mà vẫn không thấy nhà máy đâu, số tiền ăn học đa phần đều vay mượn, giờ thành món nợ lớn trong khi hoàn cảnh của nhiều gia đình rất khó khăn. Đau đớn hơn là, có một số người từng có việc làm ổn định, chỉ vì theo đuổi giấc mơ vào làm ở một nhà máy lớn mà thành thất nghiệp.

Có lẽ ở xã Thuý Sơn, người từng vui nhất và cũng nếm trải nhiều chua xót nhất từ dự án nhà máy xi măng là ông Đỗ Văn Tám, Chủ tịch Hội Nông dân xã, bởi khi dự án đến, nhà ông mất tới 1,3ha đất. Nhưng đổi lại gia đình ông có tới 3 người con được công ty chấp nhận cho đi đào tạo để làm công nhân. Lúc đó, nhiều người xì xào, ghen tỵ bởi ông có tới 3 người con sẽ được làm trong nhà máy, hưởng lương cao ngất. Thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, vừa mất đứt gần 100 triệu đồng cho 3 con đi học, ông vừa gánh chịu nỗi thất vọng ê chề khi dự án chết yểu, các con thất nghiệp, gia đình đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.

Không chỉ gia đình ông Tám mà còn nhiều hộ ở Thuý Sơn lâm vào cảnh khốn cùng, để có tiền cho con ăn học, nhiều người còn thế chấp nhà cửa, đi vay mượn khắp nơi. Nhiều người sau khi học nghề không dám đi đâu xa, sợ dự án bất ngờ hoạt động trở lại nên cố chờ. Thành thử cái vòng luẩn quẩn đói nghèo cứ đeo bám mãi.

Được biết, lãnh đạo huyện Ngọc Lặc đã nhiều lần làm việc với chủ đầu tư để tìm phương án giải quyết nhưng cho đến nay mọi thứ vẫn chưa có gì thay đổi, chỉ người dân là thiệt đủ đường./.


Thanh Tuấn
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập706
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm705
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại797,430
  • Tổng lượt truy cập93,175,094
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây