Học tập đạo đức HCM

Thắp sáng những vùng quê

Thứ bảy - 28/10/2017 18:21
Trong nỗ lực chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM) cũng như thực hiện các công trình dân sinh phục vụ người dân ở các xã khó khăn, vùng sâu, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong thời gian qua, tuổi trẻ tỉnh Tây Ninh đã đồng lòng, vượt khó thực hiện nhiều công trình có ý nghĩa, trong đó có mô hình “Thắp sáng đường quê".

Công nhân trẻ Công ty Điện lực Tây Ninh kéo điện về các xã biên giới.

 

Đi một vòng trong ấp Phước Mỹ, xã biên giới Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), Chủ tịch HĐND xã Phước Chỉ Nguyễn Thị Lan kể cho chúng tôi nghe về quá khứ không ánh điện ở ấp này. Ba, bốn năm về trước, cuộc sống của người dân trong ấp gặp rất nhiều khó khăn do thiếu điện sinh hoạt, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần bị hạn chế. Việc đi lại và sinh hoạt vào buổi tối của người dân rất khó khăn. Người dân lo lắng về an ninh trật tự và tai nạn giao thông,… Trăn trở về điều đó, bà Nguyễn Thị Lan lúc đó là Bí thư Đoàn xã Phước Chỉ đã đề xuất và nhận được sự đồng thuận phối hợp thực hiện công trình thanh niên mang tên "Thắp sáng đường quê" với hai đơn vị là Trường trung cấp nghề phía nam tỉnh Tây Ninh và Chi đoàn điện lực huyện Trảng Bàng. Chỉ một thời gian ngắn ra quân, 1,8 km đường điện đã được các bạn trẻ kéo đến tận nhà cho hàng chục hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, hộ đồng bào DTTS ở xã biên giới Phước Chỉ. Điện về, đời sống người dân đổi thay từng ngày.

Từ mô hình công trình “Thắp sáng đường quê” có sức lan tỏa của xã Phước Chỉ, tuổi trẻ tại các địa phương khác ở Tây Ninh đã tổ chức nhân rộng ngay tại địa phương mình. Những ánh đèn điện sáng sau đó đã “lan” nhanh đến ấp Bàu Rã, xã Thạnh Bắc, huyện Tân Biên. Chị Lê Thị Oanh, ngụ ấp Bàu Rã phấn khởi: “Có điện, con cái chúng tôi có điều kiện học tập, sinh hoạt tốt hơn, còn người lớn cảm thấy an toàn hơn mỗi khi đi lại vào ban đêm”. Đến nay, cùng với quyết tâm đưa ánh điện đến với người dân vùng sâu, khu vực biên giới, vùng đồng bào DTTS, các đoàn viên, thanh niên Công ty Điện lực Tây Ninh và các địa phương đã thực hiện hàng loạt công trình “Thắp sáng đường quê” tại chín huyện, thành phố của tỉnh Tây Ninh với hơn 310 km đường nông thôn được thắp sáng. Các công trình ý nghĩa với trị giá hơn năm tỷ đồng đã và đang tạo nên diện mạo mới cho vùng nông thôn các xã biên giới.

Tại khu dân cư Chàng Riệc ở ấp Chàng Riệc, xã biên giới Tân Lập, huyện Tân Biên, nơi có hơn 61 trong số 300 hộ dân là đồng bào DTTS sinh sống như: Chăm, Tà Mun, Nùng, Mường... cũng được ngành điện kéo điện lưới quốc gia phục vụ, ngay từ những ngày đầu lập ấp. Các hộ dân còn được cung cấp nhà ở, đất sản xuất, có các công trình thiết yếu như trường học, bệnh viện, chợ,... Là một trong những tỉnh đầu tiên tiếp nhận lưới điện nông thôn đến nay, tỉnh Tây Ninh đã đưa điện đến gần như toàn bộ số hộ dân khu vực nông thôn, đồng bào DTTS và vùng miền núi.

Theo Đoàn Thanh niên Công ty Điện lực Tây Ninh, trong giai đoạn 2014 - 2017, các bạn trẻ ở đơn vị đã thực hiện hoặc hỗ trợ để thực hiện 29 công trình “Thắp sáng đường quê”. Ngoài ra, các bạn trẻ ở các công ty điện lực địa phương trên toàn tỉnh chủ động phối hợp với các huyện, thành đoàn tổ chức thi công kéo điện với chi phí do địa phương và người dân đóng góp. Bí thư Ðảng ủy xã Chà Là (huyện Dương Minh Châu) Huỳnh Thị Ái Lê cho biết: Xã Chà Là là một trong những địa phương có phong trào xây dựng nông thôn mới sôi nổi, đạt kết quả cao. Có được điều đó là nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các bạn trẻ. Bí thư Ðoàn cơ sở Công ty Ðiện lực Tây Ninh Nguyễn Minh Tuấn cho biết: Mỗi công trình hoàn thành đều mang đậm dấu ấn nhiệt huyết của các bạn trẻ cũng như sự ủng hộ, tạo điều kiện của lãnh đạo đơn vị để có sức lan tỏa trong cộng đồng.

Ðến nay, nhiều tuyến đường liên xã, các tuyến đường giao thông nông thôn khu vực vùng sâu, xã biên giới, vùng đồng bào DTTS đã được kéo điện làm thay đổi diện mạo nông thôn và đời sống của người dân. Phó Bí thư Tỉnh đoàn Tây Ninh Võ Quốc Khánh chia sẻ thêm: Trong nhiệm kỳ tới (2017-2022), những công trình này sẽ tiếp tục được nhân rộng về quy mô cũng như chất lượng, qua đó góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Tây Ninh.

Theo nhandan.com.vn

 


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập169
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm168
  • Hôm nay34,289
  • Tháng hiện tại809,567
  • Tổng lượt truy cập91,983,296
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây