Học tập đạo đức HCM

Thầy giáo dùng gà tre để thuần hóa gà rừng

Thứ ba - 12/09/2017 10:38

Sau không ít lần thất bại do cách chăm nuôi, đến nay thầy giáo Vi Đình Thuần ở bản Đồng Tâm, xã Thạch Ngàn (Con Cuông) đã sở hữu bầy gà rừng nguyên chủng hàng chục con.

Trong một lần đến thăm người bạn ở Kỳ Sơn, anh Thuần, giáo viên Trường Tiểu học 1 Thạch Ngàn thấy người dân ở đây bẫy được cặp gà rừng, anh Thuần năn nỉ mua lại đem về nuôi. Do đặc tính của gà rừng nhút nhát, mỗi khi gặp người là bay, nhảy loạn xạ, dễ bị tổn thương nên chẳng bao lâu 2 con gà rừng chết.

nuôi gà rừng cá nhan. Ảnh: Bá Hậu
Anh Thuần bên con gà rừng đang được thuần hóa. Ảnh: Bá Hậu

Không nản lòng, anh Thuần tiếp tục tìm mua gà giống về nuôi, nhưng cũng nhận thất bại. Tuy nhiên, với quyết tâm phải nuôi bằng được, cùng với tìm hiểu qua sách báo, anh từng bước xây dựng chế độ ăn uống một cách khoa học, cũng như nắm bắt thói quen của loài vật này, từ đó anh quyết tâm đầu tư làm chuồng trại, rồi mua 3 con gà rừng (1 trống, 2 mái) thả vào thuần dưỡng. Trong chuồng, anh còn thả vài con gà tre để gà rừng có bạn.

đàn gà rường của anh Thuần. Ảnh: Bá Hậu
Đàn gà rừng của anh Thuần. Ảnh: Bá Hậu

Theo anh Thuần, việc thuần hóa và chăm sóc gà rừng không hề đơn giản. Nếu chỉ thả riêng gà rừng thì rất khó thuần. Nhất là lúc cho ăn, khi rải thóc vào chuồng nếu không có gà tre chạy lại ăn thì gà rừng không dám lại...

Sau khi kiên trì thuần hóa, 2 con gà rừng bắt đầu đẻ, mỗi con đẻ được 7-8 trứng. Cũng giống như gà nhà, khoảng 20 ngày ấp, đàn gà rừng con bắt đầu nở. Lúc này, gà rừng mái không còn nhút nhát như trước. Gà con được anh Thuần đem thả vườn để tạo môi trường cho gà phát triển.

Càng nuôi càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm, sau 4 năm say sưa với niềm đam mê thuần gà rừng, đến nay anh Thuần đã sở hữu một đàn gà rừng F1 lên đến 50 con.

Hiện tại, gà rừng nuôi từ 1-2 tháng có giá 300 nghìn/cặp, gà trưởng thành giá từ 800 -1 triệu đồng/cặp. Anh Thuần cũng chia sẻ “Ngoài nuôi để thỏa niềm đam mê, sắp tới anh sẽ đầu tư mở rộng chuồng trại để phát triển giống gà rừng quý, mục đích vừa bảo tồn vừa cung cấp gà nuôi cảnh cho những người có nhu cầu". 

                                             Theo  Minh Hạnh- Bá Hậu/Báo nghean.vn

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập615
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm608
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại47,221
  • Tổng lượt truy cập88,725,555
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây