Học tập đạo đức HCM

Thầy giáo trẻ về quê chế biến củ nghệ vàng, bỏ túi trăm triệu/năm

Chủ nhật - 22/04/2018 10:35
Để giúp bà con tiêu thụ nông sản làm ra, thầy giáo trẻ người Nùng Hoàng Trọng Nghĩa, trú tại thôn Mu Cai Pha, xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn đã lập nên cơ sơ thu mua và chế biến tinh bột nghệ, và xưởng sản xuất rượu men lá truyền thống. Xưởng sản xuất không chỉ tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương mà còn giúp thầy giáo trẻ thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Thầy giáo Nghĩa sinh ra trong gia đình thuần nông, từ nhỏ đã quen với công việc chăn nuôi, trồng trọt. Kể về cơ duyên đến với nghề, anh cho biết: “Năm 2010, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên, tham gia công tác giảng dạy ở quê hương Quan Sơn vài tháng. Khi đến nhà phụ huynh học sinh, tôi thấy gia cảnh nhiều học sinh rất khó khăn trong khi đó trong vườn, trên đồi, núi ven nhà thì đầy rẫy củ nghệ, men lá nhưng không bán được ra tiền, chỉ để đấy..”.

Nghĩ đến công sức của người nông dân nên anh đã nảy ra ý tưởng sản xuất các sản phẩm tinh chế từ củ nghệ. Và từ đó, thầy giáo trẻ ấp ủ suy nghĩ về công thức, cách làm và hướng đi để củ nghệ đặc sản quê hương trở thành hàng hóa không chỉ  bán ra thị trường trong nước mà còn xuất ra cả nước ngoài.

 thay giao tre ve que che bien cu nghe vang, bo tui tram trieu/nam hinh anh 1

 Quan Sơn là vùng có nguyên liệu nghệ đỏ (nghệ nếp) có hàm lượng Nano Curcumin cao, rất tốt cho sức khỏe. Toàn xã có gần 200 tấn nghệ/năm và nhà nào cũng trồng nghệ, nhưng giá cả bán bấp bênh; có những vụ gần như bỏ đi vì bán không được. Nhưng giờ đây Quan Sơn đã thay da đổi thịt, cuộc sống người dân ấm no hơn. Trên các mảnh vườn, triền đồi, đâu đâu cũng thấy những vạt nghệ, vạt gừng xanh mướt.

 thay giao tre ve que che bien cu nghe vang, bo tui tram trieu/nam hinh anh 2

Anh Nghĩa đã dành hàng tháng trời đi thăm quan, học hỏi các mô hình phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh. Giữa năm 2017, nhận thấy thị trường đang có nhu cầu sử dụng tinh bột nghệ nên anh tự mày mò học hỏi, tìm hiểu về cách sản xuất; cũng như mạnh dạn vay vốn khởi nghiệp để đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị, thuê nhân công lao động tiến hành sản xuất làm ra sản phẩm đặc sản riêng có ở quê hương mình.

Là người năng động, chịu khó tìm tòi và học hỏi, trải qua nhiều lần thất bại trong quá trình sản xuất nhưng không khiến anh nản chí. Những lần vấp ngã là những lần anh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và từ đó làm ra được sản phẩm ưng ý như hiện nay.

 thay giao tre ve que che bien cu nghe vang, bo tui tram trieu/nam hinh anh 3

Hiện tại, mỗi ngày xưởng của anh sản xuất được khoảng 50 kg tinh bột nghệ, phân phối ra thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận mà không đủ đáp ứng. Với giá bán hiện nay là hơn 500.000 đồng/kg, mỗi tháng, trừ các khoản chi phí, anh thu về hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra anh còn thu mua, sấy khô nghệ và gừng để xuất khẩu ra nước ngoài như Ấn Độ, Thái Lan,… Mỗi năm xưởng của anh thu mua hết sản phẩm gừng, nghệ của bà con nông dân trên địa bàn xã, các vùng lân cận và thu mua từ trong Tây Nguyên với số lượng khoảng 200 tấn/năm.

 thay giao tre ve que che bien cu nghe vang, bo tui tram trieu/nam hinh anh 4

Xưởng sản xuất tinh bột nghệ của anh tạo việc làm thường xuyên cho 27 người với thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ quản lý xưởng thu mua, chế biến nghệ, thầy giáo trẻ Hoàng Trọng Nghĩa còn đang duy trì và phát triển một xưởng sản xuất rượu men lá truyền thống tạo viêc làm và thu nhập cho nhiều người dân trong vùng.  Với doanh thu 8-10 tỷ/năm, sau khi trừ hết các chi phí mỗi năm thầy giáo trẻ Hoàng Trọng Nghĩa bỏ túi vài trăm triệu đồng.

Theo danviet.vn

 
 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập408
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm394
  • Hôm nay48,357
  • Tháng hiện tại823,635
  • Tổng lượt truy cập91,997,364
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây