Học tập đạo đức HCM

Thời điểm tái cơ cấu doanh nghiệp kinh doanh tôm

Thứ tư - 25/07/2012 20:57
(TBKTSG Online) - Xuất khẩu tôm đang gặp nhiều khó khăn bởi nguồn nguyên liệu khan hiếm, chi phí sản xuất tăng cao trong khi nhu cầu tại các nước nhập khẩu tôm lớn đang giảm mạnh.

Trong bối cảnh này, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) vẫn kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) xem xét quy định kinh doanh tôm là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện nhằm tái cơ cấu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Khó khăn chồng chất

Trong hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết không phải là dịch cúm gia cầm hay heo tai xanh mà chính là dịch bệnh trên tôm mới là vấn đề đáng lo ngại nhất đối với ngành nông nghiệp.

Trong 6 tháng đầu năm, đã có trên 38.000 héc ta diện tích nuôi bị bệnh, trong đó tôm sú là 35.823 héc ta, tôm thẻ chân trắng 2.499 héc ta tập trung tại các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Kiên Giang, chủ yếu  diện tích nuôi theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp. Ước tính thiệt hại đối với ngành nuôi tôm lên tới 5.500 tỉ đồng nhưng nguyên nhân khiến tôm chết hàng loạt cho đến nay vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.

Dịch bệnh diễn biến phức tạp, thiếu nguồn cung sản xuất khiến các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm phải nhập khẩu nguyên liệu từ các nước khác. Phó tổng thư ký VASEP Nguyễn Hoài Nam cho hay, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đang cao hơn khoảng 25-35% so với giá tôm các nước trong khu vực. Nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận bán tôm với giá bằng hoặc thấp hơn giá thành mà vẫn không có khách hàng.

Theo Tổng cục Hải quan, tính đến trung tuần tháng 6, xuất khẩu tôm đông lạnh các loại đạt giá trị 898,04 triệu đô la Mỹ, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là xuất khẩu tôm sú (đạt 493,9 triệu đô la Mỹ, chiếm 55% giá trị xuất khẩu tôm) liên tục sụt giảm (-9%) do dịch bệnh ở khu vực sản xuất trọng điểm làm giảm nguồn cung tôm sú.

Riêng tôm thẻ chân trắng đạt 295,5 triệu đô la Mỹ (chiếm 32,9% giá trị xuất khẩu tôm) tiếp tục gia tăng và có mức tăng trưởng đến 39,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, việc xuất khẩu tôm loại này hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh từ các đối thủ như Thái Lan, Ấn Độ trên các thị trường tiêu thụ chính do những nước này được mùa nên chi phí sản xuất rẻ hơn rất nhiều so với Việt Nam.

Trước đây, Nhật Bản luôn là thị trường gỡ khó cho các doanh nghiệp trong giai đoạn thị trường ảm đạm thì ba năm trở lại đây các doanh nghiệp Việt Nam luôn phải đối mặt với những rào cản về thuốc kháng sinh trên tôm do nước này dựng lên.

Trong hai năm 2010, 2011, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã rất vất vả khi Nhật Bản tăng cường kiểm tra dư lượng Trifluralin và Enrofloxacin với mức rất khắt khe, thấp hơn 10 lần so với tôm xuất sang EU. Sang năm 2012, tiếp tục chất Ethoxyquin cũng bị phía Nhật Bản kiểm soát đối với riêng tôm Việt Nam mà không kiểm soát chất này trong tôm Thái Lan, Indonesia…

Trong khi đó, Ethoxyquin không phải là chất kháng sinh gây nguy hại mà chất này được dùng để chống oxy hóa trong sản phẩm bột cá – thành phần chính của thức ăn chăn nuôi. Các nước phát triển và cả Nhật Bản đều cho dùng trong bột cá với mức 75-150 ppm.

“Việc Nhật Bản áp dụng mức kiểm Ethoxyquin trong thành phẩm tôm chỉ 0,01 ppm (hay 10 ppb) cũng hoàn toàn không dựa vào quy định hay dữ liệu nào của Nhật Bản”, ông Nam nói.

Đến ngày 11-7, Nhật Bản tiếp tục phát hiện Ethoxyquin nên đã áp dụng kiểm 100% đối với một công ty Việt Nam tại ĐBSCL và 30% lô tôm từ các doanh nghiệp khác khác. Nếu tiếp tục phát hiện thêm một doanh nghiệp vi phạm nữa thì có thể Nhật sẽ áp dụng kiểm tra 100% đối với tất cả các lô hàng tôm nhập khẩu vào nước họ. Như vậy, Việt Nam có thể sẽ mất thị trường tiêu thụ tôm lớn này.

Cơ hội tái cơ cấu

Trước việc Nhận Bản gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, ông Nam từ VASEP đã kiến nghị Chính phủ và Bộ NN&PTNT tăng cường hoạt động ngoại giao để phía Nhật Bản nâng mức dư lượng lên 100 ppb thay vì chỉ 10 ppb như hiện nay. Nếu cần thiết, VASEP đề xuất xem xét việc kiện Nhật Bản ra Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Đối với thị trường trong nước, theo ông Nam, hiện có một số doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp lớn và nhỏ đang rơi vào tình trạng tê liệt do quá trình cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành khách hàng bằng mọi giá, đồng thời coi trọng lợi ích trước mắt, coi nhẹ chất lượng như mua tôm có tạp chất, chế biến thiếu trọng lượng…nên bị đền bù hoặc mất khách hàng. Mặt khác do vốn tự có thấp nên khi gặp sự cố về tài chính thì sức chịu đựng mỏng, ngân hàng thương mại thiếu an tâm khi đầu tư nên càng khó khăn về vốn.

Trên cơ sở đó, VASEP đã kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét quy định kinh doanh tôm là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện như quy định mức vốn tự có tối thiểu; phương án nhân sự chủ chốt có bằng cấp, có kinh nghiệm; quy định về công tác bảo vệ môi trường như phương án xử lý chất thải…

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho hay, những tiêu chuẩn định hướng lại lĩnh vực kinh doanh tôm còn phải bàn bạc kỹ với các doanh nghiệp nhưng việc hiệp hội này đưa ra kiến nghị như vậy nhằm đảm bảo được những đầu mối xuất khẩu có chất lượng, tránh tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu không có tiềm lực, chỉ dựa vào vốn ngân hàng và khi có khăn xảy ra thì khó trụ vững trong ngành.

Theo ông Hòe, thời điểm khó khăn hiện nay cũng là điều kiện để thị trường tự sàng lọc những doanh nghiệp yếu kém, đồng thời nếu Bộ NN&PTNT có những định hướng tốt trong lúc này sẽ giúp quá trình phát triển sau đó của ngành ổn định và bền vững hơn.

Theo Saigontimes

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập179
  • Hôm nay15,222
  • Tháng hiện tại166,346
  • Tổng lượt truy cập92,544,010
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây