Học tập đạo đức HCM

Thức trắng đêm bắt con bò từ dưới đất lên vẫn vui, vì giá cao

Thứ ba - 26/12/2017 18:12
Người dân Đức Vĩnh (Đức Thọ - Hà Tĩnh) từ lâu luôn tự hào về một đặc sản riêng đó là con rươi. Đến hẹn lại lên, vào tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, bà con nông dân lại tất bật thu hoạch rươi chính vụ. “Lộc trời” đã đem lại thu nhập cao cho người dân nơi đây.
 

Người dân Đức Vĩnh (Đức Thọ - Hà Tĩnh) từ lâu luôn tự hào về một đặc sản riêng đó là con rươi. Đến hẹn lại lên, vào tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, bà con nông dân lại tất bật thu hoạch rươi chính vụ. “Lộc trời” đã đem lại thu nhập cao cho người dân nơi đây.

 
   
 
 

 thuc trang dem bat con bo tu duoi dat len van vui, vi gia cao hinh anh 1

Nghề khai thác rươi tuy đêm hôm vất vả nhưng thu nhập cao so với trồng lúa

Vợ chồng ông Thái Hữu Tuyến (thôn Vĩnh Phúc) có nhiều năm gắn bó với nghề khai thác rươi. Hiện, gia đình ông có 3 sào đất cho khai thác rươi. Trước đây, diện tích này chỉ trồng lúa nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi con rươi xuất hiện, gia đình ông chỉ trồng lúa 2 vụ, vụ còn lại chuyển sang khai thác rươi.

Trên đầu đeo chiếc đèn pin, tay cầm vợt, ngồi chờ rươi lên, ông Tuyến cho biết: Mỗi năm, rươi từ trong lòng đất chỉ chui lên trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch. Mỗi tháng chỉ lên 2 đợt đầu và giữa tháng; mỗi đợt chỉ vài ba ngày vào buổi đêm đến gần sáng. Người dân gọi rươi là “lộc” của trời vì thời điểm này, những cơn mưa như đánh thức loài rươi ngủ quên suốt cả năm ròng trong bùn đất.

Trên ruộng lúa thôn Vĩnh Phúc, từng khoảnh ruộng được be bờ, quy kín lưới. Đến giờ rươi nổi nhiều, người dân bắt đầu tháo nước, theo dòng chảy, rươi trôi về cuối dòng, được lưới cước chặn lại, tụ thành đám, người dân chỉ việc chao vợt xúc lên đổ vào chậu, thùng.

“Năm nay, lụt về sớm, nên mất mùa rươi. Từ đầu mùa tới nay, gia đình tôi chỉ bắt được gần 20 kg, bán với giá 400 ngàn đồng/kg. Năm ngoái được mùa, gia đình tôi bắt được cả tạ, thu về 35-40 triệu đồng” - ông Tuyến cho hay.

Vừa nhanh tay chao vợt xúc rươi, vừa vui chuyện, bà Lê Thị Phương (cùng thôn) cho biết: Nhà có hơn 1 sào ruộng trong vùng đất có rươi. Một sào “ruộng rươi” bằng mấy chục sào lúa, mọi thứ trông chờ vào rươi chứ trồng lúa cũng chỉ để lấy cái “gạo sạch” khỏi mua. Từ đầu mùa rươi đến nay, nhà bà cũng đã được vài ba kg.

 thuc trang dem bat con bo tu duoi dat len van vui, vi gia cao hinh anh 2

Không chỉ đàn ông mà phụ nữ cũng dễ dàng làm nghề

“Hàng năm, sau vụ hè thu, chúng tôi phải đổ phân chuồng xuống ruộng và làm đất. Mùa trồng lúa, nhất là vụ hè thu, ruộng có sâu bệnh cũng không được phun thuốc sâu, phân bón hóa học, nếu phun thuốc sẽ không có rươi hoặc rất ít” - bà Phương chia sẻ.

Anh Nguyễn Sơn (xã Đức Vĩnh) - hộ thu mua rươi từ nhiều năm nay, cho biết: Đến mùa thu hoạch rươi, mỗi đêm, anh nhập vài tạ. Mỗi mùa rươi, anh thu mua cho người dân khoảng 10 tấn. Mùa rươi năm nay, anh đã thu mua được hơn 6 tấn. Giá rươi nhập bình quân từ 400 - 500 ngàn đồng/kg, có những năm lên đến 600 ngàn đồng/kg. Khi được lượng lớn, anh đưa đi bán cho thương lái Trung Quốc.

Ngày nay, đời sống của người dân đang từng bước được nâng cao, nhu cầu thưởng thức các món ăn đồng quê, dân dã được nhiều người ưa chuộng. Dù giá rươi khá đắt, nhưng loại đặc sản này luôn là sự lựa chọn của nhiều người. Từ hiệu quả kinh tế do con rươi đem lại, UBND xã Đức Vĩnh đang có chủ trương tổ chức đoàn đi học hỏi kinh nghiệm xây dựng mô hình nuôi rươi.

 thuc trang dem bat con bo tu duoi dat len van vui, vi gia cao hinh anh 3

Rươi được thương lái thu mua với giá cao

Ông Nguyễn Văn Thao - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Cả xã có khoảng 30 ha ruộng trong vùng có rươi, tập trung ở thôn Vĩnh Phúc, Vĩnh Đại. Theo thống kê thì mỗi năm, thu nhập từ rươi khoảng 3-4 tỷ đồng. Hiệu quả kinh tế từ con rươi rất lớn, mỗi sào lúa chỉ cho thu nhập khoảng 1,8-2 triệu đồng nhưng mỗi sào ruộng có rươi cho thu nhập bình quân 30 triệu đồng. Xã đã khuyến cáo bà con trong vùng có rươi sinh sống không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để duy trì phát triển vùng rươi, biến đó thành nguồn thu nhập ổn định, giúp người dân xóa đói giảm nghèo.

 
Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập354
  • Máy chủ tìm kiếm27
  • Khách viếng thăm327
  • Hôm nay31,514
  • Tháng hiện tại158,076
  • Tổng lượt truy cập85,065,112
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây