Học tập đạo đức HCM

Thuế bảo vệ môi trường giải pháp cần quan tâm

Chủ nhật - 09/11/2014 09:00
Thuế bảo vệ môi trường (BVMT) là một trong những công cụ kinh tế mang lại hiệu quả cao trong quản lý và BVMT, được xây dựng trên nguyên tắc người nào sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm phải nộp thuế. Đây là một loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
Các khoản thuế BVMT không chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn góp phần nâng cao nhận thức về BVMT, thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy vậy, trong các chính sách thuế hiện hành, BVMT chỉ là mục tiêu lồng ghép nên tác dụng của chúng còn hạn chế. Việc khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường, đầu tư vào các dự án làm sạch môi trường, không thu thuế nhập khẩu hoặc thu thuế thấp khi mua các sản phẩm, thiết bị liên quan đến BVMT chỉ góp một phần vào mục tiêu BVMT chứ chưa tác động trực tiếp đến hành vi sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường.
Ở góc độ doanh nghiệp (DN) và toàn xã hội, việc nhìn nhận về vai trò của chính sách thuế trong việc BVMT còn mờ nhạt. Các quy định khuyến khích DN khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, BVMT sinh thái, hạn chế ô nhiễm vẫn còn rải rác ở các chính sách thuế, chưa thể hiện rõ ý nghĩa của việc BVMT và giảm thiểu ô nhiễm, chưa khuyến khích được các DN nỗ lực giảm thiểu thiệt hại đối với môi trường. Các DN thường chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà cố tình bỏ qua những tác hại đối với môi trường, trong khi chưa có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn. Các ưu đãi về thuế chưa đủ mạnh để khuyến khích DN giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Theo các chuyên gia, về mặt dài hạn, cần có sự nghiên cứu thuế đánh vào lượng khí thải CO2 từ quá trình đốt nhiên liệu chứa carbon. Đây là giải pháp quan trọng chống lại ô nhiễm môi trường nói chung và biến đổi khí hậu nói riêng. Việc đánh thuế carbon vào các chất đốt sẽ khuyến khích việc tìm ra các nguồn năng lượng thay thế không phát thải hoặc phát thải ít.
Theo các chuyên gia, để nâng cao hiệu quả  BVMT ở Việt Nam, nhà nước cần tập trung các biện pháp ưu đãi đối với thuế trực thu trong việc khuyến khích giảm thiểu ô nhiễm môi trường; ưu đãi thuế thu nhập DN đối với các DN có sử dụng các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sạch trong sản xuất sản phẩm... Tuy nhiên, để giải pháp này phát huy được tác dụng, cần quy định rõ: những hoạt động nào là hoạt động xử lý chất thải, những chi phí nào sẽ được tính trừ; tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các dự án làm sạch môi trường bằng cách cho áp dụng thuế suất thuế thu nhập DN thấp (10%) trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực khai thác nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió... nên được áp dụng cơ chế ưu đãi cao nhất trong Luật thuế thu nhập DN hiện hành (miễn thuế trong 4 năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo). Các chi phí liên quan đến việc tìm kiếm và sử dụng nguồn năng lượng sạch cũng cho phép được tính gấp đôi khi xác định thuế thu nhập DN. Có biện pháp khuyến khích nghiên cứu và phát triển các công nghệ sạch, công nghệ mới tiết kiệm năng lượng và tài nguyên. Song song với việc ưu đãi thuế, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với các hoạt động khai thác tài nguyên. Nên áp dụng mức thuế suất cao hơn nữa đối với loại tài nguyên dạng thô, ngược lại, đánh thuế suất thấp hơn đối với tài nguyên dạng tinh hoặc đã chế biến. 
Trần Khánh
theo baocongthuong
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập300
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm288
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại232,038
  • Tổng lượt truy cập85,139,074
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây