Học tập đạo đức HCM

Trả lại sự “trong sạch” cho con tôm

Thứ ba - 06/09/2016 23:09
Vấn nạn tôm bơm tạp chất ở Việt Nam đã xảy ra nhiều năm nay, hệ lụy để lại đã rất rõ ràng, thế nhưng việc kiểm tra và xử phạt vẫn như “bắt cóc bỏ đĩa”. Đã đến lúc chúng ta cần một hành động triệt để hơn.

Nguy cơ lớn

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) xác định tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu bắt đầu xuất hiện vào năm 1996 ở ĐBSCL và thời gian qua tệ nạn này mỗi năm một trầm kha hơn. Các chủ cơ sở bơm tạp chất vào tôm đều sử dụng các loại tạp chất xuất xứ từ Trung Quốc, có tên CMC. CMC được hòa tan với nước, cho ra một chất đặc sệt, bơm vào tôm bằng xi lanh hoặc máy nén.

Tôm sau khi được bơm chích tạp chất có thể tăng 10 - 20% trọng lượng

Cục An ninh Nông nghiệp - Nông thôn (Tổng cục An ninh II, Bộ Công an), cho biết sau khi bị bơm chích tạp chất, tôm nguyên liệu tăng 10 - 20% trọng lượng, kích cỡ. Cục An ninh Nông nghiệp - Nông thôn khẳng định qua điều tra, “Nhiều nhà máy cơ sở tiến hành bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu theo yêu cầu của khách hàng Trung Quốc”.

Thế nhưng, chuyện không đơn giản là vậy, khi mấy năm gần đây, tôm bơm tạp chất bắt đầu được tiêu thụ mạnh trong thị trường nội địa.

Ngày 26/7 vừa qua, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bắt quả tang 2 cơ sở kinh doanh thủy sản đang bơm tạp chất vào tôm sú chết nhằm tạo màu sắc tươi sống và tăng trọng, bán cho các nhà hàng tổ chức tiệc cưới, thu giữ 150 kg tôm sú chết cùng 202 kg tạp chất.  

Một nguyên nhân khác là tình hình tiêu thụ tôm cho Trung Quốc rất bấp bênh, tháng ít tháng nhiều, do không có hợp đồng dài hạn. Khi khách hàng Trung Quốc không mua thì các thương lái đem ra tiêu thụ trên thị trường trong nước với giá rẻ. 

Mỗi ký CMC giá chỉ 100.000 đồng, đổ nước vào quậy đặc bơm vào tôm, khiến 100 kg tôm sú lên tới 120kg, không chỉ bán được giá cao hơn mà còn tiêu thụ được tôm sú đã chết, do sau khi bơm tạp chất thì tôm vẫn giữ được màu sắc và độ căng mướt. 

Các cơ quan chức năng tại Hà Nội đã phát hiện nhiều nhà hàng tiệc cưới có tôm bơm tạp chất. Ngay tại ĐBSCL, cũng nhiều lần bắt giữ các cơ sở thuê người tiêm tạp chất vào tôm rồi đem đi tiêu thụ giá rẻ. Việc ăn phải tôm tiêm tạp chất, đặc biệt là tôm đã chết (có thể do bị bệnh) có thể gây ra ngộ độc và mắc một số chứng bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, thương hàn, tả…

 

Không còn là chuyện nhỏ

Mới đây, ông Lê Thanh Hùng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Việc bơm chích tôm không dừng lại ở dạng dùng kim chích mà dùng đến công nghệ máy để có thể chích trong thời gian ngắn đạt số lượng nhiều nhất. Người thực hiện bơm chích coi đó là chuyện bình thường”. Điều đó có nghĩa là số lượng tôm bơm tạp chất sẽ tăng rất nhanh do các cơ sở từ bỏ thủ đoạn thủ công để chuyển sang dùng máy bơm chích.

Đầu năm đến nay, lực lượng chức năng Cà Mau cũng kiểm tra phát hiện 5 vụ bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu, thẩm tra loại bỏ tạp chất và xử lý phạt tiền gần 150 triệu đồng. Tuy vậy chính Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT cũng cho biết “Số vụ việc bị phát hiện rất ít so với thực tế vụ việc vi phạm. Hầu hết các vụ tôm có chứa tạp chất bị phát hiện, xử lý chủ yếu là đang trên đường vận chuyển”.

Sở dĩ việc phát hiện bắt tại trận hành vi bơm tạp chất không dễ dàng là do các đối tượng thường tiêm tạp chất vào ban đêm, trong những cơ sở đã được bảo vệ nhiều lớp và dư luận lo ngại một số doanh nghiệp cũng tham gia vào việc này, theo yêu cầu của thương lái Trung Quốc.

Trong năm 2015, các ngành chức năng của tỉnh Bạc Liêu đã phát hiện hơn 2,3 tấn tôm bơm chích tạp chất. Trong 7 tháng đầu năm 2016, phát hiện 8 trường hợp vi phạm, xử phạt 500 triệu đồng... Bà Phan Thị Thu Oanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu cũng cho rằng tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm hiện nay “diễn ra ngày càng phức tạp, có tổ chức”.

 

Mạnh tay hơn nữa

Nhiều người dân nuôi tôm nói rằng: “Tuyệt đại cơ sở bơm tạp chất vào tôm là các vựa của thương lái, người nông dân chỉ đánh bắt và bán ngay cho thương lái tôm còn tươi sống chứ không ai bơm tạp chất vào tôm”. Với ngành tôm, việc bơm tạp chất đã trở thành mối họa lớn. Ngành tôm Cà Mau, một trong địa phương nuôi tôm chủ lực cho biết đã có những lô hàng xuất khẩu bị phát hiện có tôm bơm tạp chất.

Ngành thủy sản nói chung và ngành tôm Việt Nam nói riêng đang tích cực hội nhập quốc tế, khôi phục các thị trường bị mất trong mấy năm qua, tăng giá thành và hiệu quả kinh tế, nhưng hiện tượng tôm bị bơm tạp chất có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu của ngành nếu không ngăn chặn kịp thời. Tiêu thụ tôm trong nước cũng có dấu hiệu tăng trưởng trong mấy năm gần đây, nhất là ở các tỉnh phía Bắc, nhưng việc các nhà hàng tiêu thụ tôm bơm tạp chất chắc chắc cũng sẽ làm người dân phía Bắc ngại ngần với loại thực phẩm này.

Dư luận hy vọng từ ngày 1/7/2016, Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực, nhiều hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý nghiêm khắc, có tính răn đe cao với các mức phạt tù, thì tệ nạn bơm và tiêu thụ tôm bơm tạp chất sẽ bị ngăn chặn mạnh mẽ hơn, khi đó ngành tôm mới có thể lấy lại niềm tin cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.

 >> Việc bơm tạp chất vào tôm không chỉ khiến việc xuất khẩu mặt hàng này trở nên khó khăn mà còn làm cho các quy trình nuôi tôm sạch, nuôi tôm bền vững của người nông dân trở thành vô ích. Nguy hại hơn, nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự và quyền lợi của người nuôi tôm Việt Nam.

Nguyễn Anh/thủy sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập183
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại909,275
  • Tổng lượt truy cập92,083,004
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây