Học tập đạo đức HCM

Trả ruộng là hiện tượng không bình thường

Thứ sáu - 31/05/2013 03:11
Sau khi NNVN đăng bài “Nằng nặc xin trả ruộng” (trong loạt bài “Mối lo làng quê”) phản ánh việc người dân xin trả ruộng 03 (ruộng phân theo khẩu cho nông dân, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) ở xã Lam Sơn (Thanh Miện, Hải Dương), Đài Truyền hình Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Bộ NN-PTNT), về vấn đề này. NNVN xin giới thiệu ý kiến của TS. Đặng Kim Sơn.

Hiện tượng mà nông dân bỏ đất, trả lại đất là hiện tượng mới xuất hiện, bắt đầu ở tỉnh Hải Dương. Nhưng trong những năm gần đây, tình trạng nông dân ở những nơi có quy mô thấp, thuần nông như ở Đồng bằng sông Hồng, bỏ vụ đông, không thâm canh đất đai và phần nào không chăm sóc đất ruộng nữa thì đã có. Điều đó chứng tỏ làm ruộng không có lời, người nông dân không thiết tha với đồng ruộng của mình.


TS Đặng Kim Sơn: Chúng ta vẫn còn quanh quẩn quá nhiều trong cái cách suy nghĩ chật hẹp của sản xuất nhỏ

Rõ ràng là nếu chỉ làm lúa không thì hiệu quả rất là thấp vì chi phí cao. Đấy là chưa nói đến rủi ro, đến sâu bệnh, đến thiên tai... Một điểm nữa là quy mô ruộng đất quá nhỏ, một nhà chỉ có hơn 1000 m2 thì sản xuất thế nào cũng không thể có lợi được. Việc lao động rời làng vừa là lý do vừa là hậu quả. Chính vì việc làm ruộng hiệu quả thấp như thế thì ai còn thiết tha với ruộng đồng nữa. Cho nên người có sức lao động phải rời quê, phải đi vào thành phố kiếm sống để về nuôi lại những người ở nhà.

Câu chuyện chứng tỏ một vấn đề lớn hơn rất nhiều. Đấy là vấn đề đối xử với nông nghiệp, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều chính sách như miễn thuế, miễn thủy lợi phí, trợ cấp tiền cho những hộ sản xuất lúa... Tuy nhiên, điều nông dân cần là làm thế nào để sản xuất nông nghiệp có lãi. Điều này đòi hỏi phải có những biện pháp hết sức lớn như biện pháp chuyển đổi cơ cấu, tạo điều kiện tích tụ đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các ngành nghề sử dụng đất hiệu quả hơn... Phải phát triển công nghiệp, chế biến, để đầu vào như phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi rẻ và chất lượng tốt.

Trả ruộng ở Hải Dương là một hiện tượng không bình thường. Đất đai không còn là tư liệu sản xuất quan trọng nhất nữa, nông nghiệp không còn được coi là ngành nghề quan trọng nhất của người dân nông thôn. Chuyện này xảy ra rất không bình thường khi mà quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa không tạo ra được việc làm ổn định có chất lượng tốt cho tương lai người nông dân. Đấy mới là điều lo ngại nhất. Nếu chúng ta không có một giải pháp quyết liệt trong chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa để tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đi vào cuộc sống hiện đại thì tình hình này là một biểu hiện rất xấu.

Câu chuyện trả ruộng diễn ra ở Đồng bằng sông Hồng, nơi đất chật người đông, sản xuất nhỏ. Nhưng nếu như ở Nam Bộ sản xuất lớn thì lại gặp những khó khăn kiểu khác, chăn nuôi đang gặp khó khăn theo kiểu khác. Điều đó chứng tỏ chúng ta phải có chính sách rất quyết liệt, có những định hướng chiến lược mới, mở ra con đường mới về nông nghiệp.

Có hai cách. Cách thứ nhất mà các nước hiện đại trên thế giới hiện nay đang làm là trợ cấp rất lớn cho nông nghiệp. Họ có nguồn thu ngân sách lớn từ công nghiệp và đô thị. Như Nhật Bản chẳng hạn, họ phát triển ở mức cao rồi. Chúng ta là một nước nghèo nhưng có rất nhiều lợi thế về nông nghiệp. Điều quan trọng là phải sắp xếp, chuyển đổi, tái cơ cấu nền kinh tế. Ví dụ, ở trên đồng ruộng này, nông dân sản xuất được rau, hoa màu, cây thuốc, hoa... thì tạo điều kiện cho người ta phát triển. Nói như thế không có nghĩa là dễ dàng, bởi đồng ruộng của chúng ta từ hàng ngàn năm nay đã được chuẩn bị sẵn để sản xuất lúa rồi. Thủy lợi, đường sá, mặt nước đều là để phục vụ cho cây lúa, bây giờ chuyển sang cây trồng khác phải có sự đầu tư đáng kể. Chưa nói đến cán bộ, thị trường...

Cách thứ hai là phải có một nền công nghiệp đủ sức hỗ trợ cho người nông dân có phân rẻ, thuốc BVTV rẻ, thức ăn chăn nuôi rẻ. Muốn thế thì phải sản xuất hàng hóa lớn, nông dân phải được tạo điều kiện mua đất rộng ra, thuê đất rộng ra hoặc xây dựng mô hình HTX. Chính sách đất đai phải có sự đột phá. Chúng ta vẫn còn ngần ngừ, vẫn còn bàn bạc, vẫn còn quanh quẩn quá nhiều trong cái cách suy nghĩ chật hẹp của sản xuất nhỏ.

Đây là một điều cảnh tỉnh cho chúng ta rằng thời gian không chờ đợi, cuộc sống không chờ đợi, chúng ta phải đột phá đi lên.

Theo Nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập317
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm309
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại836,015
  • Tổng lượt truy cập92,009,744
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây