Học tập đạo đức HCM

Trắng tay sau 30 năm đứng lớp

Thứ ba - 06/11/2012 09:32
Tình nguyện đứng lớp từ những năm 1980, khi chế độ cho giáo viên bèo bọt chỉ 7kg thóc/tháng, và đã được Bộ GD-ĐT tặng bằng khen về sự nghiệp giáo dục, thế nhưng một cô giáo ở trường Mầm non Thạch Hạ (Hà Tĩnh) phải trở về tay trắng.

Trở về... tay trắng

Năm 1981, cô giáo Phạm Thị Thiện (SN 1965, trú tại xã Thạch Hạ) tình nguyện tham gia dạy lớp mẫu giáo của xã với chế độ "khiêm tốn", ban đầu là 7kg thóc/tháng do HTX chi trả. Thời đó, nhiều đồng nghiệp của chị đã không chịu nổi đã phải bỏ trường, bỏ lớp để kiếm nghề khác mưu sinh. Chỉ còn cô Thiện nguyện theo đuổi nghề.

Cô Phạm Thị Thiện bên bằng khen của Bộ GD-ĐT

Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, năm 1993-1994, cô Thiện đã tham gia khóa học lấy chứng chỉ sơ cấp mầm non tại Trung tâm bồi dưỡng giáo dục huyện Thạch Hà.

Do không có bằng trung cấp sư phạm, năm 2003, cô Thiện bị nghỉ dạy, chuyển sang đảm nhận công việc nấu ăn cho các cháu. Cuối tháng 8/2011, trường ra quyết định chấm dứt hợp đồng.

Kèm theo đó là yêu cầu nếu muốn tiếp tục nấu ăn ở trường cho các cháu thì từ mức lương 1,45 triệu/tháng hạ xuống chỉ còn 800.000 đồng/tháng.

Mức lương 800.000/ tháng không nuôi nổi bản thân, cô ngậm ngùi từ bỏ công việc đã gắn bó 30 năm để vào miền Nam làm thuê, kiếm sống nuôi con ăn học.

Khi lên hỏi Phòng Giáo dục hỏi về giải quyết chế độ 1 lần, cô được trả lời mỗi năm công tác chỉ được nhận 50.000 đồng. "Ba mươi năm cống hiến của tôi, tính ra chỉ được 1,5 triệu đồng..." - cô Thiện buồn bã.

Buồn vì nhiều lần được chọn đi thi giáo viên dạy giỏi và năm 2006 còn được Bộ GD-ĐT tặng bằng khen “vì sự nghiệp giáo dục". 

"30 năm làm giáo dục, giờ về tôi không có chế độ gì, phải đi mượn ruộng để cày, cấy. Cuộc sống đối mặt với muôn vàn khó khăn khi   chồng đau yếu liên miên. Các con đang tuổi ăn học.

Sẽ xem xét hỗ trợ thêm

Năm 2007, Sở GD-ĐT Hà Tĩnh có hướng dẫn số giáo viên chưa có bằng trung cấp sư phạm mầm non, nếu có giấy chứng nhận sơ cấp mầm non của các cơ sở đào tạo, tuổi đời từ 45 trở lên, có quá trình công tác nhiều năm trong ngành thì đơn vị bố trí cho làm nhiệm vụ cô nuôi và giải quyết cho đóng BHXH, BHYT nếu bản thân họ tự nguyện.

Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Hà hiệu trưởng trường Mầm non Thạch Hạ cho rằng, nhà trường căn cứ quy định "giáo viên mầm non phải đạt chuẩn có bằng trung cấp sư phạm" nhưng cô Thiện không đạt được điều kiện đó nên phải cho nghỉ.

Bà Hà cũng khẳng định sau khi ra quyết định chấm dứt hợp đồng cô nuôi với cô Thiện, nhà trường có đặt ra vấn đề nếu cô tiếp tục làm cô nuôi của trường thì nhận mức lương từ 1,45 triệu/tháng xuống còn 1,2 triệu/tháng chứ không như cô phản ánh (là 800.000 đồng).

Còn Trưởng Phòng GD-ĐT TP.Hà Tĩnh, ông Nguyễn Hữu Nghĩa cho hay, theo công văn số 611 thì trường hợp của cô Thiện là giải quyết cho nghỉ để hưởng chế độ 1 lần vì chưa qua đào tạo và không tiếp tục đi học để chuẩn hóa bằng cấp.

Tuy nhiên, khi cô Thiện chứng minh đã có chứng chỉ sơ cấp thì ông Nghĩa mới gọi điện về cho hiệu trưởng trường Mầm non Thạch Hạ để "nắm lại thông tin".

Đối chiếu văn bản thực thi, ông Nguyễn Tiến Minh phụ trách công tác Tổ chức cán bộ của Phòng GD-ĐT TP.Hà Tĩnh cho biết, theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh gửi sở Tài chính năm 2001 thì trường hợp cô Thiện giải quyết chế độ 1 lần chỉ được 50.000 đồng/1 năm.

Theo đó, 30 năm công tác, cô Thiện chỉ nhận được 1,5 triệu đồng là quá thiệt thòi, quá thấp. Phòng đang chờ tham mưu với UBND TP.Hà Tĩnh để hỗ trợ thêm cho cô Thiện.

Chủ tịch UBND xã Thạch Hạ, ông Trương Công Trung cũng cho rằng, trường hợp của cô Thiện cống hiến nhiều năm như thế mà không có chế độ gì là quá thiệt thòi.

  • Trần Văn - Duy Tuấn
  • Theo vietnamnet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay22,485
  • Tháng hiện tại1,063,122
  • Tổng lượt truy cập92,236,851
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây