Học tập đạo đức HCM

Trường nghề giảm sức hút

Thứ ba - 26/08/2014 03:34
Theo dự báo của Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN-PTNT), năm 2014, trong số 15 học viện, trường ĐH, CĐ thuộc Bộ, chỉ có 11 trường tổ chức tuyển sinh (gồm 1 học viện, 3 ĐH, 7/11 CĐ chuyên nghiệp).

 

 
Trường nghề giảm sức hút
Em Nguyễn Đình Thành, Trường THPT Đặng Thúc Hứa (Thanh Chương, Nghệ An) thủ khoa khối B, Học viện Quân y giúp mẹ hái chè



So với năm 2013 số học sinh đăng ký dự thi giảm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các trường ĐH (ĐH Thuỷ lợi, Lâm nghiệp, Nông lâm Bắc Giang) có thể tuyển đủ chỉ tiêu. Còn lại các trường CĐ, tuyển sinh sẽ gặp khó khăn.

Nan giải tuyển sinh

Theo Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN-PTNT): Năm 2013, hệ đào tạo chính quy các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp thuộc Bộ đã tuyển sinh được 25.373 sinh viên.

Trong đó ĐH chính quy đạt 115,5% so với chỉ tiêu (các ngành về nông nghiệp chiếm tỷ lệ 61%). CĐ chuyên nghiệp chỉ đạt 35,1% (trong đó các trường ngành về nông nghiệp chỉ đạt 64%); trung cấp chuyên nghiệp đạt 69,3% (trong đó các ngành về nông nghiệp chỉ đạt 33%).

Nhìn chung, các trường đã chủ động tham gia tích cực đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT để làm việc cho các DN thuộc TCty chè, Tập đoàn cao su… từ kinh phí giao cho Bộ (tổ chức 64 lớp cho 1.980 học viên), trong đó có ưu tiên và gắn đào dạo nghề với chương trình NTM.

Nhiều trường cũng đã tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT từ kinh phí địa phương (năm 2013 đã đào tạo được gần 8.000 người), nhưng mức độ không đều, chưa tương xứng với tiềm năng. Dự kiến năm 2014, đào tạo 5.790 người.

Một số cơ sở dạy nghề bước đầu được đầu tư thiết bị nghề trọng điểm, nhiều giáo viên được cử sang nước ngoài bồi dưỡng, nhưng tuyển sinh mới chưa tương xứng với đầu tư theo chương trình mục tiêu quốc gia. Quy mô đào tạo tăng nhưng chưa cân đối, một số ngành nghề lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn khó tuyển sinh, thậm chí có ngành, nghề không tổ chức đào tạo được.

Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Cơ điện Hà Nội, ông Đồng Văn Ngọc chia sẻ: Là một đơn vị giáo dục thuộc ngành nông nghiệp, trong những năm qua, nhà trường đã tích cực chuyển đổi cơ cấu ngành đào tạo, để con em nông dân không chỉ được học nghề nông nghiệp mà còn tiếp cận các nghề phi nông nghiệp. Qua đó, giải phóng bớt lao động trong khu vực nông thôn.

Nhà trường đã liên kết với khoảng 100 doanh nghiệp và các đơn vị tuyển dụng lao động xuất khẩu, để tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Theo thống kê, có khoảng 70% sinh viên ra trường đã tìm được việc làm đúng chuyên ngành.

Dự báo năm 2014, nhiều trường ĐH tiếp tục tuyển sinh với điểm đầu vào bằng điểm sàn. Do vậy phân luồng học sinh theo học các hệ đào tạo nghề giảm. Công tác tuyển sinh tiếp tục khó khăn.
Để khắc phục, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các trường đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh cần sát thực tế, dự báo tốt biến động, vì vậy đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh đã có sự thay đổi. Chỉ tiêu năm 2014 Bộ giao là 43.630 người (bằng 85,78% so với năm 2013). Nếu cố gắng, năm 2014 các trường nghề mới có thể hoàn thành kế hoạch.

Tuy nhiên, công tác tuyển sinh được ông Ngọc đánh giá là ngày càng khó khăn do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, việc phân luồng, hướng nghiệp với học sinh phổ thông chưa hiệu quả, vì thế các trường nghề không là đích đến ưu tiên của các em học sinh. Hầu hết các em đều muốn được học ĐH nên việc chọn trường nghề nhiều khi chỉ là sự lựa chọn sau cùng.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp (ví dụ như doanh nghiêp Nhật), khi tuyển dụng chỉ yêu cầu kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp, không đánh giá cao kỹ năng khi mà nhu cầu của họ chỉ tập trung vào đối tượng lao động phổ thông. Do đó làm giảm cơ hội việc làm của những sinh viên có tay nghề tốt.

Áp lực nặng nề? 

Ông Nguyễn Văn Việt, Hiệu trưởng Trường CĐ Thủy sản cho biết: Giáo dục là một nghề dịch vụ công, nên tất yếu phải vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi, nhiều trường phải chịu áp lực tuyển sinh rất nặng nề. Có những trường hoạt động rất năng động và tâm huyết, nhưng hiệu trưởng vẫn mất ăn mất ngủ vì nghĩ cách tuyển sinh đủ chỉ tiêu. Bởi nếu không có học sinh thì trường sẽ tê liệt.

Về vấn đề phân bổ kinh phí hoạt động cho khối các trường nghề thuộc Bộ NN-PTNT, ông Nguyễn Hồng Nam, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề cơ điện và xây dựng Bắc Ninh cho rằng, Bộ Tài chính và Bộ NN-PTNT cần dựa vào số lượng tuyển sinh của từng trường để phân bố kinh phí cho hợp lý. Bởi, quy mô đào tạo của mỗi trường một khác.

“Không năm nào trường tôi tuyển sinh dưới chỉ tiêu Bộ đặt ra. Hiện lưu lượng sinh viên đã lên tới 2.900. Trong khi đó số lượng biên chế chỉ có 110. Theo quy định của Thông tư 09, nhà trường phải ký hợp đồng thêm 60 người nữa mới đáp ứng được yêu cầu. Do đó, cần căn cứ vào số lượng tuyển sinh để cấp chi thường xuyên cho trường để đảm bảo cân bằng tương đối”.





 

Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập1,031
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại780,376
  • Tổng lượt truy cập93,158,040
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây