Học tập đạo đức HCM

Vào TPP cạnh tranh càng khốc liệt

Thứ năm - 14/01/2016 04:17
Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám (ảnh) khi chia sẻ với phóng viên Tạp chí Người chăn nuôi về những chuẩn bị, cơ hội, thách thức của ngành chăn nuôi Việt Nam khi tham gia TPP.
 

thứ trưởng bộ nn&ptnt vũ văn tám - chăn nuôi

Thưa Thứ trưởng, Thứ trưởng có thể cho biết những thuận lợi, khó khăn của ngành chăn nuôi Việt Nam khi tham gia vào TPP?

Cũng giống như khi tham gia vào các Hiệp định tự do thương mại khác, việc tham gia TPP sẽ mở ra cơ hội cho Việt Nam gia tăng sản xuất và mở rộng thị trường nông sản ra nước ngoài. Mặc dù Việt Nam có lợi thế đối với sản xuất nông nghiệp, song đối với ngành chăn nuôi, Việt Nam lại không có nhiều thuận lợi. Trong 12 nước tham gia TPP, Mỹ, Australia, New Zealand là những nước có lợi thế nhất về các sản phẩm chăn nuôi do có không gian rộng lớn, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm tới 70 - 80%, trong khi trồng trọt chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Do đó, khi TPP mở cửa, những sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt.

Việc giảm thuế đối với các nước thành viên TPP sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam do giá  thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã đa dạng, phong phú hơn. Sản phẩm nông nghiệp và các doanh nghiệp, nông dân Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, trong khi đó, các hàng nông sản và nông dân là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong hội nhập. Khi thực hiện TPP, hàng rào thuế quan sẽ bị xóa bỏ. Lúc này, hàng rào phi thuế quan sẽ trở nên phổ biến hơn, yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng khắt khe hơn. Đây cũng là một trong những điểm yếu đối với sản xuất nông nghiệp Việt Nam.

 

Trên cơ sở tận dụng thuận lợi, khắc phục khó khăn, để hội nhập tốt, Việt Nam cần làm gì để tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh như hiện nay?

Dự kiến Hiệp định TPP sẽ được các nước ký kết đầu năm 2017 và phải đến năm 2018 mới bắt đầu thực hiện. Như đã đề cập ở trên, kể từ khi thực hiện, lộ trình cắt giảm thuế đối với các mặt hàng là sản phẩm của ngành chăn nuôi sẽ diễn ra trong vòng 10 năm. Như vậy, từ nay đến khi thuế suất cán mốc 0% thì chúng ta còn hơn 10 năm nữa. Cơ hội cho ngành chăn nuôi vẫn còn nếu việc tái cơ cấu được triển khai quyết liệt, sâu sắc và đúng hướng. Các biện pháp ứng phó đã được đề cập trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp với các giải pháp chính tập trung vào giải pháp quản lý nhà nước về lĩnh vực chăn nuôi; giải pháp về quy hoạch chăn nuôi; giải pháp về phòng chống dịch bệnh; giải pháp về khoa học kỹ thuật và khuyến nông; giải pháp về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; giải pháp về cơ chế, chính sách. Để thích nghi và trở nên mạnh mẽ thì mỗi quốc gia cũng phải tự vận động để gia tăng khả năng cạnh tranh.

vào tpp cạnh tranh càng khốc liệt - chăn nuôi

Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi sẽ gặp khó khi tham gia TPP - Ảnh: Phan Thanh Cường

 

Thưa Thứ trưởng, có nhiều ý kiến cho rằng ngành chăn nuôi đang có dấu hiệu “thua trên sân nhà”, bởi các sản phẩm thực phẩm ngoại nhập. Đó có phải là thực tế đáng quan ngại không?

Hiện nay, mặc dù chưa tham gia TPP nhưng đã xuất hiện các dấu hiệu đáng quan ngại đối với khối lượng thực phẩm thịt nhập khẩu. Thói quen tiêu dùng của người Việt chúng ta đã góp phần quan trọng làm cho khối lượng thịt gà (chủ yếu là cánh và đùi gà) vốn được bán với giá thấp tại các nước phát triển được nhập khẩu vào Việt Nam, khiến cho giá thành gà thịt tại Việt Nam bị ảnh hưởng.

 

Khi tham gia hội nhập, doanh nghiệp ngành thức ăn chăn nuôi bị tổn thương, hàng chục triệu hộ chăn nuôi có nguy cơ chuyển ngành nghề, theo Thứ trưởng, vấn đề này nên được giải quyết ra sao?

Bên cạnh những tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế nói chung, hội nhập quốc tế sẽ mang đến những tác động tiêu cực. Vấn đề ở đây là làm thế nào để giảm thiểu tới mức thấp nhất các tác động tiêu cực đó. Các hộ chăn nuôi sẽ phải liên kết lại với nhau để trở nên hiệu quả hơn, cạnh tranh hơn mà không nhất thiết phải chuyển đổi ngành nghề. Một trong số các phương án là vẫn tiếp tục chăn nuôi nhưng thay vì nuôi gà trắng thì chuyển sang nuôi gà màu, nuôi gà đẻ trứng, nuôi lợn thịt, nuôi thủy cầm… Đó là phương án đang được nhiều người chăn nuôi lựa chọn hiện nay vì như vậy sẽ tránh được đối đầu cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này cũng cần có sự can thiệp mang tính định hướng thị trường của nhà nước để tránh tình trạng sản xuất quá nhiều một loại thịt nào đó, ví dụ như thịt lợn vì khi đó sẽ dẫn đến hệ lụy là cung vượt quá cầu, khiến cho thịt lợn rớt giá, người chăn nuôi lại thua lỗ, tạo vòng xoay luẩn quẩn…

 

Khi tham gia TPP, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, chủ trang trại chăn nuôi Việt Nam là rất khó khăn? Thứ trưởng nghĩ sao về vấn đề này?

Đúng là khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, chủ trang trang chăn nuôi Việt Nam tại thời điểm hiện nay chưa cao so với các doanh nghiệp, chủ trang trại của 11 nước thành viên TPP khác. Tuy nhiên, khi tham gia TPP, việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ được thực hiện theo lộ trình 10 năm. Hy vọng rằng, các doanh nghiệp, chủ trang trại chăn nuôi Việt Nam sẽ tận dụng khoảng thời gian này để tự trưởng thành, củng cố năng lực cạnh tranh của mình.

 

Thứ trưởng có thể cho biết dự báo của ngành chăn nuôi sau khi TPP được ký kết?

Dự báo ngay khi TPP được thực hiện, trong giai đoạn đầu sẽ chứng kiến khối lượng nhập khẩu gia tăng nhưng sau đó giảm dần do chăn nuôi trong nước phát triển, tăng sức cạnh tranh, giành lại thị trường từ hàng nhập khẩu trong các năm tiếp theo.

Trong năm 2016, mặc dù TPP chưa được thực hiện nhưng do tác động của các FTA khác nên ngành chăn nuôi đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tác động này đã và đang xảy ra ngay trong năm 2015 nên dự kiến trong năm 2016 sẽ không có biến động bất thường. Hoạt động xúc tiến thương mại sẽ được đẩy mạnh trong năm 2016 nhưng việc mở cửa thị trường xuất khẩu sẽ cần nhiều thời gian để có thể dần dần có thêm bạn hàng, đặc biệt là mở được thị trường xuất khẩu từ các nước có yêu cầu cao như EU, Nhật Bản…

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
 

Theo Nguoichannuoi.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập321
  • Hôm nay43,700
  • Tháng hiện tại818,978
  • Tổng lượt truy cập91,992,707
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây