Học tập đạo đức HCM

Video: Độc đáo nghề chằm áo tơi ở Hà Tĩnh

Thứ ba - 17/04/2018 19:32
Trải bao thăng trầm, nghề chằm áo tơi ở thôn Yên Lạc, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vẫn tồn tại và giữ được nét riêng độc đáo. Cũng tấm áo ấy đã góp phần gợi nhắc hồn quê dân dã, neo giữ niềm yêu quê hương.

video doc dao nghe cham ao toi o ha tinh

Nghề chằm tơi ở Yên Lạc bắt đầu từ khoảng tháng 3 kéo dài đến hết tháng 6 âm lịch. Ấy cũng là lúc nhà nông bước vào mùa ba vụ giáp một, thời điểm bận rộn nhất.

video doc dao nghe cham ao toi o ha tinh

Để có nguyên liệu gồm lá tơi và dây mây, người dân trong làng phải lên tận rú (núi) Khe Giao hoặc vào những con rú xa xôi tận vùng miền núi Hương Khê, Vũ Quang để “đi lá”. Bà Đặng Thị Hiền, người có gần 35 năm làm nghề chia sẻ: “Đầu tiên, lá được tuyển chọn từ những chiếc lá tơi lành nhất, vừa đủ độ, không quá già mà cũng không quá non. Sau đó sấy khô rồi phơi sương cho lá nở và dai hơn rồi xếp lại từng bó nhỏ".

video doc dao nghe cham ao toi o ha tinh

Lá tơi dùng để chằm sau khi phơi khô. Để chằm được một chiếc áo tơi, người dân bắt đầu vuốt dây mây, tách thành sợi nhỏ để sợi mây được dẻo khi may vào tơi sẽ mềm và ít bị đứt hơn.

video doc dao nghe cham ao toi o ha tinh

Vuốt sợi mây cũng đòi hỏi sự tỉ mẩn, khéo léo...

video doc dao nghe cham ao toi o ha tinh

Tiếp đó, người làm tơi sẽ se 2 sợi dây mỏng lại với nhau để làm chiềng tơi nhằm tăng độ chắc chắn cho chiếc tơi.

video doc dao nghe cham ao toi o ha tinh

Người thợ xếp lá cọ lên một chiếc khuôn gỗ với diện tích 1m2, dùng 4 chiếc thước kẻ dài 1m để nẹp cho ngay ngắn. Chiềng tơi (sợi dây màu vàng bên tay phải) và dây thừng được nẹp vào để cố định chiếc áo tơi.

video doc dao nghe cham ao toi o ha tinh

Bàn tay khéo léo xếp lá tơi lên khuôn gỗ đã chuẩn bị sẵn.

video doc dao nghe cham ao toi o ha tinh

video doc dao nghe cham ao toi o ha tinh

Dùng kim khâu từng sợi dây mây đã vuốt sẵn từ trước, xuyên thẳng hàng để giữ nếp cho lá tơi.

video doc dao nghe cham ao toi o ha tinh

Bà Nguyễn Thị Chiến năm nay đã gần 90 tuổi nhưng vẫn làm rất thạo việc vót dây mây. Đối với bà, nghề chằm tơi đã ăn sâu vào máu, với bà gìn giữ nghề cũng chính là giữ lại nét hồn quê mộc mạc, chân chất cho thế hệ sau này.

video doc dao nghe cham ao toi o ha tinh

Hết lớp lá tơi này được chồng lên lớp lá khác rồi được may cố định bằng dây mây vuốt mỏng đến khi đạt được độ dài quy định của chiếc tơi.

video doc dao nghe cham ao toi o ha tinh

Cuối cùng, một chiếc tơi hoàn chỉnh sau khi uốn cho “khum” lại, phần đỉnh tơi dược may chắc chắn bằng dây mây rồi buộc thêm dây thừng cố định với độ rộng đủ để choàng qua đầu. Tơi chằm xong, sẽ đem phơi thêm "vài nắng" rồi cuốn lại như sâu kèn.

video doc dao nghe cham ao toi o ha tinh

Người làng Yên Lạc luôn tìm thấy niềm vui mỗi khi vào mùa chằm tơi.

video doc dao nghe cham ao toi o ha tinh

Mỗi ngày, một người thợ có thể làm được từ 4 - 7 áo tơi, giá bán dao động từ 30.000 - 50.000 đồng/chiếc.

video doc dao nghe cham ao toi o ha tinh

Bao nhiêu năm qua, trên những nẻo đồng quê Hà Tĩnh, áo tơi chở che cho những bà, những mẹ hay các chị tảo tần đang vun trồng cho những mùa màng tươi tốt. Vẻ đẹp bình dị và thân thương ấy đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người con xa quê, để mỗi khi trở về, lòng lại thấy yên bình đến lạ: “Áo tơi mẹ mặc một thời/Che mưa, che nắng, che trời bão dông/Hai sương một nắng trên đồng/Cái nắng tháng sáu mưa dông ngày hè”. Ảnh: Phúc Quang

 

Theo Thái Oanh/baohatinh.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập179
  • Máy chủ tìm kiếm36
  • Khách viếng thăm143
  • Hôm nay71,236
  • Tháng hiện tại901,963
  • Tổng lượt truy cập92,075,692
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây