Học tập đạo đức HCM

Vốn Agribank phát huy lợi thế ở vùng đất khô hạn

Thứ ba - 07/05/2013 06:18
Ninh Thuận là vùng đất quanh năm khô hạn. Trong điều kiện đó, mô hình nuôi dê, cừu, bò... được coi là sự lựa chọn hợp lý.

Thấy được thế mạnh này, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) Chi nhánh Ninh Thuận đã tạo mọi điều kiện giúp các hộ nông dân tiếp cận nguồn vốn để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ đó, số lượng dê, cừu trên địa bàn tỉnh tăng qua các năm.

Hộ anh Nguyễn Xem ở thôn Văn Lâm, xã Phước Nam ( huyện Thuận Nam) là một trong những điển hình của phong trào chăn nuôi dê, cừu, vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương. Anh Xem cho biết, có được số vốn 200 triệu đồng vay từ Agribank, anh đã mạnh dạn đầu tư nuôi dê, cừu. Hiện, anh có 210 con cừu, 100 con dê, giá bán từ 2 - 2,5 triệu đồng/con cừu giống, 80.000 đồng/kg thịt cừu, 100.000 đồng/kg thịt dê, thị trường tiêu thụ chủ yếu là TP.Hồ Chí Minh. Nhờ mô hình này, mỗi năm anh thu về 60 – 70 triệu đồng, trừ chi phí, lãi 50 triệu đồng. 

Theo anh Xem, dê, cừu dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, chịu hạn tốt, phù hợp với khí hậu nắng nóng. Mỗi năm dê, cừu đẻ 2 lứa, mỗi lứa 1 - 2 con; thức ăn chủ yếu là cây cỏ, lá nho, lá táo và các cây tạp. Cần tiêm phòng dịch định kỳ 2 - 3 lần/năm để đàn dê, cừu phát triển tốt. Nhờ nguồn thu từ trang trại, anh Xem đã trả dần vốn cho ngân hàng, xây dựng được căn nhà khang trang, lo cho con cái ăn học đến nơi đến chốn.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Thủy, Giám đốc Agribank Thuận Nam cho hay: “Đã có hơn 1.000 hộ dân ở xã Phước Nam được vay vốn để chăn nuôi theo mô hình nông hộ, hầu hết các hộ đều làm ăn có hiệu quả, đời sống dần được cải thiện. Thời gian qua, ngân hàng cũng đã giải ngân trên 37 tỷ đồng để phát triển chăn nuôi dê, cừu ở địa phương”. 

Theo báo cáo của Agribank Ninh Thuận, việc thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đang khá hiệu quả, với sự phối hợp nhịp nhàng của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ. Doanh số cho vay từ năm 2010 đến ngày 28/2/2013 là 455 tỷ đồng, với 3.710 lượt khách hàng, dư nợ cho vay chăn nuôi đạt 155 tỷ đồng.

Ngọc Hà (kinhtenonghton.com.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập385
  • Hôm nay47,057
  • Tháng hiện tại822,335
  • Tổng lượt truy cập91,996,064
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây