Học tập đạo đức HCM

Vườn cam sành tiền tỷ trái sai "phát hờn" của anh thợ cơ khí

Thứ bảy - 14/07/2018 03:42
Vốn là thợ cơ khí chuyển sang ngang sang làm nông, nhưng anh Nguyễn Tấn Long, ấp Vĩnh Sơn, xã Hòa Bình, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) lại khiến nhiều bác nông dân “Hai Lúa” phục lăn khi trồng vườn cam sành tươi tốt, sai trĩu quả.

Bén duyên với cam sành

Ông Nguyễn Văn Trạng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long nói rất quả quyết: “Ông này đất ít nhưng trồng cam sành thì năng suất, sản lượng trên cùng một đơn vị diện tích vượt xa so với người khác. Ổng lại còn rất nhiệt tình hướng dẫn người trồng cam sành xung quanh làm theo cách của mình nên nhiều người đã phát tài nhanh chóng”. Người mà anh Trạng nhắc dến với sự quý mến đó là anh Nguyễn Tấn Long, 46 tuổi ngụ ấp Vĩnh Sơn, xã Hòa Bình.

 vuon cam sanh tien ty trai sai 'phat hon' cua anh tho co khi hinh anh 1

 vuon cam sanh tien ty trai sai 'phat hon' cua anh tho co khi hinh anh 2

 Anh Nguyễn Tấn Long bên vườn cam sành của gia đình. Ảnh: A.T

Từ năm 2016 đến nay tuy, giá bán cam sành giao động chỉ từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, nhưng bù lại sản lượng tăng thêm khoảng 2 tấn/công nên cũng đã giúp anh Long duy trì nguồn lãi mỗi năm từ 500-600 triệu đồng.

Anh Long vốn xuất thân là thợ sửa chữa cơ khí chuyên đóng các loại thùng suốt lúa và các thiết bị cơ khí nông nghiệp khác. Mấy năm gần đây, nghề có vẻ suy nên cuộc sống, thu nhập của anh Long không mấy khấm khá. Đó là lý do để anh tính chuyển nghề sang… làm nông.

Từ năm 2013, anh Long đã bắt đầu chuyển đổi 6 công đất lúa sang trồng cam sành chất lượng cao. Trồng cam sành vốn là thế mạnh của huyện Trà Ôn từ bao đời nay. Từ suy nghĩ trên, anh Long đã cất công lặn lội đi tìm hiểu kinh nghiệm trồng cam, kỹ thuật trồng cam sành ở Đồng Tháp, Vĩnh Long. Không dừng lại đó, anh còn đến tận trường Đại học Cần Thơ; Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam để học hỏi các thầy, nhờ tư vấn kỹ thuật trồng cam sành.

Anh Long cho biết: “Nếu như người khác trồng thì sau 2 năm cam sành mới bắt đầu cho trái “chiến”, nhưng với cách làm của tôi thì chỉ sau 17 tháng là tôi đã có cam thu hoạch lứa đầu tiên. Nói hổng phải khoe, nhưng lần đầu tôi trồng là trúng quá chừng luôn. Loại trái cây này có cái dễ nhưng cũng có khó. Điều quan trọng là phải biết thổ nhưỡng của mình hợp với cây gì, cách chăm sóc, bón phân thế nào là hợp lý. Cây ra trái rất sai, nhưng người trồng không nên ham mà để nhiều, nên tỉa, cắt bớt để cây dưỡng quả, dưỡng cây, tránh việc cây cam sành bị suy kiệt quá sớm”.

Anh Nguyễn Tấn Long kể thêm, năm 2014, với năng suất 5 tấn cam/công, giá bán lúc bấy giờ là 35.000 đồng/kg, trừ tất cả chi phí đầu tư anh còn lãi trên 700 triệu đồng. Năm 2015, anh thu lãi xấp xỉ 1 tỷ đồng do sản lượng cam sành tăng cao.

Canh tác bền vững

 vuon cam sanh tien ty trai sai 'phat hon' cua anh tho co khi hinh anh 3

Cận cảnh những chùm cam sành căng mọng trong vườn của gia đình anh Nguyễn Tấn Long. Ảnh: A.T

Theo kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm trồng cam sành mà mình thích lũy được, anh Long cho biết, cần phân bố tỷ lệ phân bón thích hợp giữa hữu cơ và vô cơ. Cụ thể, về cơ cấu phân bón, anh Long bón 80% phân hữu cơ. Phân hữu cơ bón cho cam sành được anh Long dùng gồm phân gà, phân bò khô, phân dơi… Cạnh đó, khi trồng tránh trồng quá dày cây sẽ mau “suy”. Nếu trồng cam sành dày thì thường chỉ phát triển tốt, cho khai thác trái từ 3-5 năm, còn vườn cam sành của anh Long trồng với mật độ hợp lý sẽ khai thác ổn định từ 10-15 năm.

Không chỉ vậy, anh Long còn trồng xen kẽ giữa những hàng cam sành là các cây bạch đàn với công dụng tạo bóng mát; giúp cam sành không bị gió mạnh làm gãy đổ; tránh tình trạng trái cam bị đốm sáng do ánh nắng rọi vào giúp vỏ cam sáng bóng tự nhiên, đẹp, bắt mắt. Đây cũng là nguyên nhân vì sao thương lái thường mua cam sành của anh Long cao hơn từ 1.000-2.000 đồng/kg so với những nhà vườn chung quanh.

 vuon cam sanh tien ty trai sai 'phat hon' cua anh tho co khi hinh anh 4

Để không rơi vào tình trạng cam sành “dội chợ”, anh Nguyễn Tấn Long chọn phương án cho ra trái rãi vụ. Mỗi năm, anh thu hoạch trái khoảng 5 đợt luân phiên nhau. Cạnh đó, anh còn chủ động nguồn nước tưới không để vườn cam sành khô hạn hay ngập úng. Ông Nguyễn Văn Trạng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Bình khoe: “Anh Long đã nhiều năm đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi tỉnh Vĩnh Long…”.

Theo danviet.vn

 
 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập495
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại870,545
  • Tổng lượt truy cập92,044,274
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây