Học tập đạo đức HCM

"Vứt" tiền tỷ trồng rau công nghệ cao trên đảo khơi giữa biển vẫn tự tin

Thứ năm - 04/01/2018 06:22
Dân ở đảo có câu: “Nghèo ăn cá, khá ăn rau, giàu ăn thịt”. Đảo khơi giữa biển, tôm, cá nhiều nhưng rau, thịt thường khan hiếm. Thời tiết khắc nghiệt, đất đai sỏi, đá nên rau ở đảo rất khó trồng, giá cả đắt đỏ. Nhưng trong thời đại công nghệ 4.0, nhiều người đã trồng được rau trong nhà lưới, trồng thủy canh, trồng trên giá thể... góp phần chủ động nguồn rau xanh tại các đảo.

 

 'vut' tien ty trong rau cong nghe cao tren dao khoi giua bien van tu tin hinh anh 1

Nguồn rau xanh trên đảo Phú Quốc luôn khan hiếm, giá cao gấp 2, 3 lần đất liền

Rau xanh luôn đắt đỏ

Lần đầu ra đảo Phú Quốc (Kiên Giang), tôi không khỏi giật mình khi kêu dĩa rau muống xào tỏi được tính với giá 60 ngàn đồng. Trong khi ở đất liền, một ký rau muống bán tại chợ chỉ khoảng 10 ngàn đồng. Tô canh chua ở đảo bao giờ rau cũng “khiêm tốn” hơn cá biển. Nếu có thắc thắc thì lý do được các chủ quán giải thích: “Ở đảo rau xanh khó trồng nên thường khan hiếm, giá cả đắt đỏ”.

Đi chợ, món rau xanh luôn làm “hao mòn” hầu bao của các bà nội trợ khá nhiều. Chị Nguyễn Thị Nhung, nhà ở thị trấn Dương Đông. Phú Quốc cho biết: “Ở đây rau xanh thường chiếm khoảng 40-50% tiền chợ hàng ngày. Vì giá các loại rau thông thường như: rau muống, mồng tơi, cải xanh, cải ngọt... rẻ cũng vài chục ngàn một ký, cao gấp 2, 3 lần so với trong đất liền. Còn các loại rau cao cấp, phải nhập từ các vùng chuyên canh như Đà Lạt về lên tới cả trăm ngàn một ký. Vì vậy, nhiều khi mua mớ rau cũng phải đắn đo, cân nhắc”...

Bà Trần Thị Hồng, Phó Trưởng phòng Kinh tế Phú Quốc cho biết, toàn huyện hiện chỉ còn khoảng 520 ha đất nông nghiệp, trong đó phần lớn là trồng hồ tiêu, cây ăn trái... Diện tích trồng rau xanh tập trung ở khu vực Cửa Dương, An Thới, nhưng cũng chỉ trồng được các loại rau thông thường như: các loại rau ăn lá, bầu, mướp, khổ qua... với số lượng hạn chế. Trong khi đó, riêng dân trên đảo đã là 120.000 người, chưa kể lượng khách du lịch rất lớn. Vì vậy, rau xanh sản xuất tại đảo chỉ đáp ứng được chưa tới 20% nhu cầu, còn lại là nhập từ đất liền ra. Do đó, giá rau trên đảo thường đắt gấp 2, 3 lần so với trong đất liền.  

 'vut' tien ty trong rau cong nghe cao tren dao khoi giua bien van tu tin hinh anh 2

Ecofarm là đơn vị đầu tiên đầu tư tiền tỷ trồng rau công nghệ cao trên đảo Phú Quốc

Đưa công nghệ ra đảo

Tiềm năng về thị trường tiêu thụ rau xanh trên đảo ngọc Phú Quốc ai cũng dễ dàng thấy. Nhưng để phát triển trồng rau xanh trên đảo lại không thuận lợi. Vì đất đai phần lớn là sỏi, đá, khí hậu thì khắc nghiệt. Mùa mưa có khi dầm dề kéo dài từ ngày này qua ngày khác. Còn mùa khô thì nắng nóng, gió biển khô hanh, đặc biệt là thiếu trầm trọng nguồn nước ngọt để tưới. Do đó, việc trồng rau trên đảo không hề dễ dàng, mà có trồng được thì chi phí tốn kém, không thể cạnh tranh với rau đưa từ đất liền ra.

Thấy được điều này, nhiều người đã nghĩ đến giải pháp đầu tư công nghệ để thích ứng được với thời tiết bất lợi trên đảo. Người đầu tiên mạnh dạn làm điều này là ông Nguyễn Hồng Quang. Trong chuyến ra đảo tìm cơ hội đầu tư cách đây hơn 10 năm trước, ông Quang và những cộng sự đã nảy sinh ý định hình thành một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực nông nghiệp sinh thái thay vì chỉ chăm chăm kiếm đất làm du lịch như bao người khác. Ý tưởng được mọi người ủng hộ và Cty CP Nông trại Sinh thái (Ecofarm) được hình thành mà ông Quang giữ vai trò là Chủ tịch HĐQT.

Để phát triển nghề trồng rau trên đảo, Ecofarm đã mạnh dạn đầu tư gần 2 tỷ đồng nhập hệ thống nhà lưới công nghệ cao từ Israel, khu nhà có diện tích 4.200m2, có thể trồng rau vào tất cả các mùa trong năm nhờ có mái che và tưới bằng thiết bị tưới nhỏ giọt, siêu tiết kiệm nước. Rau được trồng trên giá thể và không sử dụng thuốc hóa học nên rất an toàn cho người sử dụng. Hàng chục loại rau xanh như: khổ qua, dưa leo, cà chua, đậu bắp, bí rợ, bí đao, cải xanh, cải ngọt, rau muống, rau thơm... đã được Ecofarm trồng thành công và được thị trường ưu chuộng (chủ yếu là các nhà hàng, khách sạn). Tuy lượng rau mà Ecofarm tự sản xuất còn khá khiêm tốn so với nhu cầu nhưng đã mở ra hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao cho huyện đảo Phú Quốc.

 'vut' tien ty trong rau cong nghe cao tren dao khoi giua bien van tu tin hinh anh 3

Anh Tăng Dục Dương đang đầu tư tiền tỷ để phát triển sản xuất rau thủy canh sạch cung cấp cho thị trường đảo ngọc Phú Quốc

Hiện nay, phong trào trồng rau công nghệ cao ngày càng lan tỏa trên địa bàn huyện Phú Quốc. Từ chỗ trồng rau sạch phục vụ nhu cầu gia đình, anh Tăng Dục Dương (ở ấp Gành Gió, xã Cửa Dương) đã nhanh chóng phát triển thành nhà chuyên cung cấp rau xanh trồng thủy canh trên huyện đảo. Sinh ra và lớn lên tại đảo, học xong đại học ngành quản trị kinh doanh, anh Dương xin về làm cán bộ ngân hàng ở gần nhà.

Anh Dương tâm sự: “Nhu cầu rau xanh hàng ngày cho gia đình tốn kém chút đỉnh cũng không sao nhưng tôi lo ngại nhất là vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì hàng ngày, theo dõi thông tin trên báo, đài thấy rau bẩn tràn lan, nhất là tồn dư thuốc bảo vệ thực vật nện rất sợ. Do đó, tôi quyết định làm rau thủy canh để phục vụ cầu hàng ngày”.

Sau khi lên mạng tìm hiểu và đi học hỏi nhiều nơi, năm 2013, khu nhà lưới rộng 250 m2 do anh Dương tự thiết kế, thi công dần hình thành. Tuy nhiên, phải mất 7, 8 tháng sau, với nhiều lần thất bại anh Dương mới trồng thành công 4 loại gồm: rau muống, cải xanh, cải ngọt, bẹ dún.

“Trồng rau thủy canh tưởng đơn giản nhưng khi bắt tay làm mới thấy không hề dễ dàng. Chẳng hạn như bụi sơ dừa dùng để gieo giống, nếu không được xử lý kỹ trước thì rau sẽ vàng cháy, không phát triển. Nguồn nước cũng vậy, cần được xử lý nâng giảm độ pH theo yêu cầu chứ không thể sử dụng trực tiếp nguồn nước máy hay nước giếng. Còn về giống cây, không phải cứ có nhà lưới thì muốn trồng gì thì trồng. Khí hậu ở Phú Quốc không phù hợp cho phát triển rau xà lách, cà chua bi”, anh Dương chia sẻ.

 'vut' tien ty trong rau cong nghe cao tren dao khoi giua bien van tu tin hinh anh 4

Sau khi có được nguồn rau, anh Dương chia sẻ lên mạng, bạn bè, người thân tìm đến mua ăn thử, thấy rau chất lượng lại an toàn nên khuyến khích phát triển làm hàng hóa. Từ đó, anh Dương đã quyết định mở rộng diện tích sản xuất lên đến 2.000 m2. Mới đây, khu nhà màng công nghệ Israel rộng 750 m2 của anh Dương đã hoàn thành và đi vào sản xuất. Lần này, anh Dương mướn hẳn đơn vị chuyên cung cấp nhà lưới từ thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện. Theo anh Dương, mướn làm chi phí rẻ hơn mình tự làm, vì ở Phú Quốc rất khó mua thiết bị, giao thông cách trở, đi lại rất tốn kém. Chi phí mướn thi công khoảng 1 triệu đồng/m2, trong đó nhà màng hết 350 ngàn đồng, còn lại là thiết bị.

Phó Trưởng phòng Kinh tế Phú Quốc Trần Thị Hồng cho biết, hiện trên địa bàn huyện có một số đơn vị, cá nhân đầu tư tiền tỷ làm rau công nghệ cao, nằm rải rác ở các xã Cửa Dương, Cửa Cạn, Dương Tơ... Lượng rau làm ra đều được các nhà hàng, khách sạn đặt mua, làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Mặc dù chưa thực sự nhiều nhưng phần nào đã giúp huyện đảo chủ động được một phần rau xanh, vốn luôn lệ thuộc vào nguồn cung từ đất liền.

 
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập311
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm309
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại875,715
  • Tổng lượt truy cập92,049,444
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây