Học tập đạo đức HCM

Xây dựng giá trị thương hiệu hạt gạo Việt Nam (Kỳ 2)

Thứ tư - 10/01/2018 03:28
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay, liên kết trực tiếp nông dân với doanh nghiệp chỉ chiếm chưa đến 4% tổng sản lượng lúa thu hoạch hằng năm ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Ðiều này đồng nghĩa, có đến 96% nông dân trồng lúa vẫn sản xuất đơn lẻ, đứng ngoài chuỗi giá trị hạt gạo.

Liên kết nhưng thiếu bền vững

Tại Long An, với khoảng 234 nghìn ha đất trồng lúa, sản lượng đứng thứ tư khu vực ÐBSCL, với gần ba triệu tấn lúa/năm, nhưng chỉ mới có 17 doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn với tổng diện tích hơn 25 nghìn ha. Ðiều đáng nói, trong số này, mới chỉ có năm doanh nghiệp xây dựng dự án, phương án cánh đồng lớn được tỉnh Long An phê duyệt. Nông dân Nguyễn Văn Luyến, ấp Cả Cát, xã Vĩnh Lợi, huyện Tân Hưng (Long An) canh tác 40 ha lúa cho biết: Việc liên kết sản xuất và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, sử dụng giống chất lượng cao… để sản xuất lúa hàng hóa hiện đã là xu thế, được khá đông nông dân ứng dụng. Sản xuất lúa theo phương thức "bốn nhà" mang lại hiệu quả cao trên từng đơn vị diện tích. Chi phí sản xuất giảm, lợi nhuận tăng cao hơn sản xuất theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên, cái khó mà nông dân trồng lúa đang gặp là chưa thể gắn kết bền vững được với doanh nghiệp.

Lâu nay, doanh nghiệp xuất khẩu gạo còn trông chờ vào các địa phương tổ chức sản xuất xong thì tham gia khâu thu mua nhưng vẫn không nhiều. Doanh nghiệp chưa xây dựng phương án tổ chức sản xuất theo cách "một doanh nghiệp, một cánh đồng lớn". Giá cả doanh nghiệp thỏa thuận với nông dân trước một tuần cho nên không cạnh tranh được với thương lái… Nói chung, doanh nghiệp chưa mặn mà liên kết với người trồng lúa, vào chính vụ thu hoạch thì rơi vào điệp khúc "được mùa thì mất giá".

Theo Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tiên Tiến, xã Bình Hòa Trung, huyện Mộc Hóa (Long An) Huỳnh Văn Cư, phong trào trồng lúa chất lượng cao trong cánh đồng lớn do HTX tổ chức sản xuất đã chuyển hóa được tập quán sản xuất của nông dân thông qua ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong canh tác, năng suất lúa tăng, chi phí sản xuất giảm, tạo ra được sản phẩm chất lượng nhưng thị trường tiêu thụ vẫn gặp khó khăn. HTX có liên kết bao tiêu với một doanh nghiệp, tuy nhiên đến nay vẫn không thực hiện được cho nên vẫn phải phụ thuộc vào thương lái.

Năm 2008, HTX Mỹ Thành, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) là HTX đầu tiên trong cả nước được cấp chứng nhận sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn theo tiêu chuẩn Global GAP và được một doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá bán cao hơn giá thị trường 20%, nông dân, xã viên HTX rất phấn khởi, thu nhập tăng lên nhanh chóng. Thế nhưng, sau vài năm, hạt lúa chất lượng cao, an toàn của Mỹ Thành lại được bán như giá lúa thông thường, do công ty này không ký hợp đồng bao tiêu nữa.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An Lê Văn Hoàng thừa nhận: "Lâu nay, việc xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo của thương nhân chỉ mang tính khuyến khích. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, không thể mở rộng hoặc có xu hướng thu hẹp lại diện tích cánh đồng lớn. Một số doanh nghiệp không ký hợp đồng với nông dân do bà con không sản xuất theo đơn đặt hàng của công ty. Doanh nghiệp không thỏa thuận được giá cả với nông dân và không cạnh được thương lái cho nên thường xảy ra tình trạng phá vỡ hợp đồng khi bước vào thu hoạch".

Gắn doanh nghiệp với nông dân

Ðể chủ động thu hút, gắn kết với doanh nghiệp, nông dân ÐBSCL đã mạnh dạn hướng đến chất lượng sản phẩm gạo sạch, thông qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật theo hướng sinh học. Tại tỉnh Ðồng Tháp, chiến lược sản xuất lúa hữu cơ đang là hướng đi bền vững, giúp nông dân giải quyết bài toán về giá thành sản phẩm, tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Hiện nay, tỉnh đã phát triển được gần 400 ha mô hình sản xuất lúa sạch gắn với tiêu thụ. Tập trung trồng nhiều nhất ở huyện Tam Nông, Tháp Mười và một cơ sở tư nhân của anh Võ Văn Tiếng, ấp Thượng 1, xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự. Với hướng đi này, ba HTX: Phú Thọ, Tân Cường (huyện Tam Nông), Mỹ Ðông 2 (huyện Tháp Mười) sản xuất hơn 300 ha lúa sạch gắn với tiêu thụ.

Hai loại giống lúa chủ lực được chọn là RVT và Thiên Ưu 8 sản xuất theo quy trình VietGAP từ khâu trang phẳng mặt ruộng bằng tia la-de đến khâu sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Sau khi thu hoạch, năng suất bình quân đạt hơn 6,5 tấn/ha, giảm giá thành sản xuất hơn hai triệu đồng/ha, lợi nhuận cao hơn so với làm ngoài mô hình hơn 13 triệu đồng/ha. Theo Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Cường Nguyễn Văn Trãi, hiện nay, HTX đang tiếp tục nhân rộng diện tích trồng lúa hữu cơ và xây dựng một nhà máy xay xát, chế biến gạo đạt chuẩn HACCP chế biến ra ba sản phẩm gạo sạch, có tên thương hiệu độc quyền là: Gạo Hoa Sen, Ðài Sen và Hương Sen. Bước đầu, HTX thu mua lúa sạch của các thành viên HTX cao hơn thị trường là 500 đồng/kg.

Nông dân Võ Văn Tiếng cho biết, lúc đầu anh sản xuất vụ đông xuân 2015-2016 với diện tích 2 ha, sản xuất lúa Nàng hoa 9; đến nay tăng lên 40 ha. Anh chỉ sử dụng phân hữu cơ, áp dụng các biện pháp sinh học, sử dụng thiên địch của rầy là cá, chờ khi rầy nâu đẻ là bơm nước vào cho ngập cây lúa, khi trứng bám vào cây lúa sẽ bị ung, úng không nở được, giúp cây lúa phát triển tốt. Qua hai mùa vụ đông xuân và hè thu, anh lãi hơn 46 triệu đồng/ha. Hiện, sản phẩm của anh Tiếng sản xuất được đăng ký nhãn hiệu "Gạo an toàn Tâm Việt", được Công ty TNHH Cỏ May hỗ trợ đóng gói sản phẩm theo tiêu chuẩn HACCP.

Theo Chủ tịch UBND xã An Nhơn Dương Văn Huyện, hiện tại, địa phương đã hỗ trợ thành lập bảy tổ hợp tác (THT) sản xuất lúa sạch, với tổng diện tích hơn 100 ha. Diện tích còn lại hơn 830 ha, chính quyền xã sẽ tiếp tục vận động nông dân tham gia vào THT sản xuất lúa sạch, ký hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp. Mới đây, bảy THT trên địa bàn xã An Nhơn được liên kết lại thành lập HTX lúa - tôm Thạnh Phú, nhằm tạo thuận lợi hơn trong việc liên kết sản xuất lúa sạch, ký hợp đồng bao tiêu.

Giám đốc HTX lúa - tôm Thạnh Phú Trịnh Văn Lạng cho biết, tổng diện tích lúa kết hợp nuôi tôm của HTX là 106 ha, với năng suất khoảng 530 tấn lúa sạch/năm. Người dân sản xuất theo quy trình lúa sạch kết hợp nuôi tôm, bảo đảm chất lượng, giá cao hơn và giữ mức ổn định. Trung bình nông dân thu lợi nhuận từ 70 đến 100 triệu đồng/ha từ lúa và tôm. Thời gian tới, HTX xin chủ trương để xây dựng nhà máy xay xát, phơi sấy và đóng gói, giảm bớt khâu trung gian để cung ứng gạo sạch ra thị trường.

Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Phú Nguyễn Văn Hải, toàn thể các hộ dân có canh tác lúa mùa trong ao tôm với tổng diện tích khoảng 6.000 ha thuộc tiểu vùng 3 với chín xã trên địa bàn huyện. Ðến nay, đã thành lập một HTX, 29 THT sản xuất lúa sạch kết hợp nuôi tôm trong ruộng lúa và ký hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Ðịnh hướng trong thời gian tới, sẽ sản xuất gạo sạch từ sản phẩm lúa sạch để nâng cao chuỗi giá trị, giúp nông dân làm giàu trên cánh đồng của mình.

Thực tế chứng minh, khi đã tạo dựng được thương hiệu, nhiều công ty kinh doanh, chế biến gạo đã đến huyện Thạnh Phú ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa sạch của nông dân, như: Công ty TNHH Tấn Vương (An Giang), Công ty TNHH Hoàng gia Nhật Quang (Long An); Công ty TNHH phân bón hữu cơ Greenfield (phân hữu cơ Lio Thái), Công ty phân bón Bình Ðiền, Công ty lương thực Bến Tre… Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phân bón hữu cơ Greenfield Trần Anh Hòa cam kết: "Vụ lúa 2017- 2018, công ty đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa sạch tại huyện Thạnh Phú với diện tích hơn 100 ha; trong đó, 60 ha đang sản xuất theo quy trình lúa hữu cơ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu. Tất cả các tiêu chuẩn sản xuất lúa hữu cơ đều đạt và được công nhận vào tháng 10 năm 2017. Khi nông dân tham gia chuỗi sản xuất lúa hữu cơ được công ty bao tiêu sản phẩm, giá cao hơn 50% so với giá thị trường. Trước mắt, toàn bộ sản phẩm gạo hữu cơ sẽ cung ứng ở thị trường trong nước và khi có đơn hàng sẽ xuất khẩu. Sắp tới, khi mở rộng diện tích, có sản lượng lớn công ty sẽ chú trọng thị trường xuất khẩu gạo hữu cơ với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt của quốc tế".

(Còn nữa)

http://www.nhandan.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập166
  • Hôm nay60,791
  • Tháng hiện tại891,518
  • Tổng lượt truy cập92,065,247
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây