Học tập đạo đức HCM

Xây dựng lao đao vì cát tăng giá

Thứ hai - 24/07/2017 19:39
Hơn 1 tháng nay, một số địa phương chủ trương không xuất cát ra khỏi địa bàn, tăng cường truy quét cát tặc, giám sát hoạt động các mỏ cát và ngừng cấp phép tận thu cát khiến giá cát xây dựng trên địa bàn các tỉnh, thành bị đẩy lên cao khiến chủ đầu tư và nhà thầu thi công “méo mặt”…
Xây dựng lao đao vì cát tăng giá
                           Khai thác cát trái phép ở Quảng Nam thời gian qua

Đồng loạt siết khai thác cát

Ngày 13/7, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng ký văn bản nghiêm cấm lợi dụng việc nạo vét, khơi thông luồng, duy tu các tuyến luồng hàng hải, cửa sông, cửa biển thuộc địa phận Quảng Ngãi để khai thác cát trái phép. Tại Bình Định, ngày 14/7, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng đã ký văn bản nhận định, hiện tỉnh Bình Định cần lượng cát xây dựng rất lớn để phục vụ xây dựng các công trình thiết yếu của tỉnh, nhưng trữ lượng các mỏ cát trên địa bàn rất hạn chế. Do vậy, UBND tỉnh yêu cầu Cục Hải quan, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Bình Định và các cảng biển không được làm thủ tục để vận chuyển cát xây dựng ra khỏi tỉnh.

Tương tự, tại Quảng Nam Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu cũng ra văn bản chỉ đạo xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép, các bến bãi tập kết vật liệu cát sỏi, không đảm bảo môi trường, vận chuyển quá tải gây hư hỏng đường xá, hoặc không đảm bảo an toàn thì kiên quyết đình chỉ và yêu cầu Sở Giao thông Vận tải thu hồi giấy phép hoạt động bến bãi đã cấp...

Đối với Đà Nẵng, Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ yêu cầu UBND các quận, huyện chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các cơ quan đơn vị liên quan khẩn trương tiến hành kiểm tra, rà soát lại các bến, bãi tập kết cát hiện nay đang hoạt động trên địa bàn quản lý; yêu cầu chủ các bến, bãi tập kết cát (tại các vị trí không đúng theo quy hoạch của thành phố) khẩn trương giải phóng lượng cát còn lại, không được phép tăng trữ lượng cát mới, đồng thời có kế hoạch di dời các phương tiện máy móc, thiết bị, hoàn trả lại mặt bằng đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực và bàn giao lại cho địa phương quản lý..

Thị trường cát “dậy sóng”

Do chính quyền một số địa phương đề ra chủ trương không cho xuất cát ra khỏi địa bàn, tăng cường giám sát hoạt động các mỏ cát và ngừng cấp phép tận thu cát…khiến nguồn cung khan hiếm. Điều này kéo theo giá cát xây dựng tại các tỉnh thành miền trung thời gian qua tăng hơn so với thời điểm đầu năm, thậm chí tăng gấp đôi, gấp 3. 

Ông Lê Minh Xuân, Chủ cửa hàng vật liệu xây dựng tại huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) cho biết, cửa hàng liên tục nhập cát nhưng không có nhiều hàng để bán. Nhiều đơn hàng của một số công ty phải báo giá lại, thậm chí hoãn vì không đủ lượng. TP Đà Nẵng không có nguồn cát xây dựng và san lấp mặt bằng, chủ yếu thụ hưởng nguồn cát từ các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi đưa về. Nguồn cung ứng cát bị hạn chế, phí vận chuyển tăng theo khiến giá cát từ đó cao ngất ngưởng. Đặc biệt, các loại cát hiện xấu hơn so với trước nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chấp nhận mua.

Không chỉ ông Xuân, ngược vào các tỉnh phía Nam như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, các cửa hàng, công ty chuyên cung cấp cát đều không nằm ngoài guồng quay khan hiếm nguồn vật liệu này.

Hơn 1 tháng nay, qua khảo sát của PLVN cũng như thông tin từ ông Xuân và các chủ cửa hàng khác cung cấp, giá cát vàng (cát xây dựng) đang ở mức 300.000 đồng/m3, cát đen (cát san lấp) trên 100.000 đồng/m3, cao hơn 2 lần so với thời điểm trước đó 1 tháng. Các kho, bãi chứa cát của các đại lý chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng ở một số nơi đã thông báo hết cát. Nhiều nhà đầu tư xây dựng, đơn vị thầu san lấp mặt bằng các dự án như:  Đa Phước, khu du lịch ven sông Hàn, các công trình trọng điểm phục vụ APEC ở Đà Nẵng… khi được hỏi về giá cát đều “than trời”. 

Ông Hoàng Anh, một chủ thầu xây dựng ở Đà Nẵng thông tin, với việc chiếm khoảng 50% tổng khối lượng xây dựng, giá cát bất ngờ tăng cao đã đẩy nhiều nhà thầu hoặc hộ dân vào tình huống “tiến thoái lưỡng nan” vì phát sinh ngoài kế hoạch dự tính. Ông Anh cho tiết lộ, tuy những loại vật liệu xây dựng khác như: xi măng, gạch, sỏi... giá đang ổn định nhưng rất nhiều người trong giới lo ngại, thời gian tới sẽ “té nước theo mưa” để tăng theo. Ngoài ra, các chủ công trình còn lo lắng chất lượng xây dựng có thể không được đảm bảo vì để có lợi nhuận, nhà thầu chắc chắn đưa cát “dỏm” vào trộn hồ. Chính những yếu tố này khiến không ít công trình chấp nhận “đắp chiếu” chờ nguồn cát hạ nhiệt.

Đáng nói, để có nguồn “cung”, việc khai thác cát trái phép vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại và biến tướng nhiều thủ đoạn. Đơn cử như ở Quảng Nam, khai thác cát trên sông Thu Bồn (đoạn chảy qua thị xã Điện Bàn, huyện Duy Xuyên và Đại Lộc) vẫn diễn ra kéo dài, phức tạp, nhất là vào ban đêm và rạng sáng, bất chấp các cảnh báo liên quan đến dòng chảy gây xói lở đất nhà dân. 

theo Vũ Vân Anh/ báo phapluat.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập301
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm299
  • Hôm nay44,029
  • Tháng hiện tại819,307
  • Tổng lượt truy cập91,993,036
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây