Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nền nông nghiệp sạch: Cần siết chặt thuốc BVTV

Thứ sáu - 21/06/2013 09:33
Sáng 21/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp tới. Dự án luật này có ý nghĩa rất lớn đối với việc vận hành nền nông nghiệp nước ta theo hướng phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là khi những bất cập trong thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ thực vật (BVTV) đang ngày càng rõ nét.

 

Một trong những nội dung quan trọng của Dự án luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật là quy định cụ thể và thể chế hóa việc bảo vệ cây trồng trên cơ sở phòng là chính. Theo đó, quy định rõ ai, cấp nào, ngành nào có trách nhiệm phát hiện sớm loại sinh vật gây hại và có biện pháp xử lý đồng bộ, triệt để, ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của sinh vật gây hại trên đồng ruộng. 

Tuy nhiên, để phát hiện và dập dịch bệnh trên cây trồng đạt hiệu quả cần phải quản lý được đầu vào cho trồng trọt, đó là vật tư nông nghiệp. Thực tế thời gian qua, nhiều người dân mua phải thuốc BVTV, phân bón giả kém chất lượng dẫn tới tình trạng không hiệu quả khi bao vây, dập dịch trên lúa, hoa màu. Kết quả kiểm tra cho thấy, trung bình mỗi năm có tới 10% mẫu thuốc BVTV nhập khẩu và 7% mẫu thuốc lưu thông trên thị trường không đảm bảo chất lượng. Gần 3.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về nhãn mác thuốc bảo vệ thực vật thuộc diện phải thu hồi. Thực tế này đòi hỏi phải có biện pháp siết chặt quản lý, kiểm tra thuốc BVTV và phân bón nhập khẩu để bảo vệ cây trồng. 
 

Các địa phương cần quản lý chặt hoạt động mua, bán thuốc BVTV (Ảnh: Internet)

 

Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo, đoàn Vĩnh Phúc đề xuất:Hiện nay, việc quản lý thuốc BVTV cũng như phân bón hiện nay quá kém dẫn đến tình trạng người sử dụng bị dùng hàng dởm rất nhiều. Các loại phân bón dởm đã hủy hoại các loại cây trồng. Tôi cho rằng, cần phải có quy trình quản lý và nghiên cứu sớm, tránh tình trạng nhập khẩu ồ ạt thuốc BVTV như hiện nay”.

Một vấn đề khác đáng lo ngại là tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong rau củ quả nhập khẩu, thậm chí cả với rau củ quả sản xuất trong nước. Đại biểu Giàng Thị Bình, đoàn Lào Cai cho rằng, cần đẩy mạnh kiểm dịch thực vật nhập khẩu và cả thực vật sản xuất trong nước, hướng dẫn cho người dân thói quen sử dụng các vật tư nông nghiệp đúng quy định.

 “Trong thực tiễn, có nhiều trường hợp rau, củ quả có chất bảo vệ thực vật không tốt. Thực tế có người dân trồng rau để bán nhưng phun thuốc để rau chóng lớn, nhanh được thu hoạch. Rau tốt, xanh đẹp nhưng không đảm bảo an toàn thực phẩm. Chúng tôi nghĩ rằng ở đây đặt ra vấn đề công tác kiểm nghiệm, kiểm dịch thực vật đã đảm bảo hay chưa và đây là trách nhiệm của cơ quan chức năng. Tôi hy vọng, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ra đời đáp ứng được mong mỏi của nhân dân”- đại biểu Giàng Thị Bình nói.

Vấn đề xây dựng nền nông nghiệp xanh theo hướng sử dụng các biện pháp hữu cơ, các biện pháp sinh học thân thiện với môi trường đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công, mang lại hiệu quả cao trong tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, xây dựng thương hiệu nông sản được người tiêu dùng ưa chuộng. Do vậy, đại biểu Trương Văn Vở, đoàn Đồng Nai cho rằng, cần xây dựng cơ chế khuyến khích việc sử dụng công nghệ sinh học và sản xuất các sản phẩm sinh học trong nước phục vụ công tác thâm canh cây trồng. Đây là vấn đề quan trọng để đưa nền nông nghiệp nước ta phát triển bền vững, hiệu quả.

Đại biểu Trương Văn Vở nói“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan phải sớm triển khai chủ trương của Chính phủ về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp. Như vậy, sẽ hạn chế tình trạng sản xuất nông nghiệp không bảo đảm an toàn. Đây là một trong những yêu cầu của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Tôi cho rằng, luật này phải nói rõ có cơ chế chính sách làm sao để khuyến khích nông nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao. Có như vậy mới tăng giá trị gia tăng đúng nghĩa với sản xuất nông nghiệp”.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thành viên ban soạn thảo dự án luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật) cho biết, đơn vị sẽ tiếp thu, bổ sung và hoàn chỉnh nhiều nội dung mà các đại biểu Quốc hội góp ý tại kỳ họp này. Nếu được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tới thì  Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật sẽ là hành lang pháp lý quan trọng, khắc phục được những tồn tại, bất cập của Pháp lệnh bảo vệ thực vật hiện hành.

Ông Nguyễn Xuân Hồng nói: “Ban soạn thảo cũng đã tiếp thu ý kiến của cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các nhà khoa học, quản lý, doanh nghiệp, kể cả các tổ chức quốc tế ở trong và ngoài nước. Dự thảo luật khá hoàn thiện và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong nước, phù hợp với các luật hiện hành trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế và các công ước mà hiện nay Việt Nam đang là thành viên. Nếu dự thảo luật được thông qua sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý rất quan trọng để khắc phục các tồn tại hạn chế trong công tác bảo vệ kiểm dịch thực vật góp phần vào sự phát triển nông nghiệp bền vững của nước ta trong thời gian tới”./.

  •  

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập599
  • Hôm nay99,013
  • Tháng hiện tại835,123
  • Tổng lượt truy cập93,212,787
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây