Học tập đạo đức HCM

Xây trường chuẩn nơi vùng cao

Thứ hai - 16/06/2014 21:56
Khi trống trường im lìm nghỉ sau 1 năm rộn rã, sân trường tĩnh mịch thì cũng là lúc chiến dịch huy động nguồn lực để củng cố cơ sở vật chất (CSVC) trường lớp trên địa bàn miền núi Vũ Quang được phát động. Nội lực của địa phương, nguồn tiết kiệm từ các bậc phụ huynh và ngày lương của cán bộ, giáo viên (GV) trên địa bàn... đã góp phần xây dựng nên những ngôi trường khang trang, từng bước đáp ứng nhu cầu dạy và học.
Xây trường chuẩn nơi vùng cao
Khung cảnh Trường THCS Phan Đình Phùng.

Nằm trong vùng ngập lụt, bị thiên tai tàn phá nặng nề nên việc củng cố, xây dựng CSVC của ngành Giáo dục Vũ Quang luôn được chính quyền địa phương đặt lên hàng đầu. Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang - Bùi Việt Hùng cho biết: “Từ sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị nên thời gian gần đây, ngành GD&ĐT huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về chất lượng đội ngũ, chất lượng mũi nhọn và đặc biệt là phong trào xây dựng CSVC trường lớp”.

Lên Vũ Quang vào những ngày này mới thấy tinh thần thực hiện Nghị quyết 08 của Thường vụ Huyện ủy về việc xây dựng CSVC trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia được thể hiện sôi nổi qua chiến dịch xây dựng CSVC. Hầu hết các trường đều có kế hoạch tu bổ, xây dựng lại khuôn viên trường lớp và hệ thống phòng học kiên cố. Phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và trường chất lượng cao luôn là đề tài không chỉ đội ngũ cán bộ, GV mà còn được đông đảo phụ huynh đặc biệt quan tâm.

Chị Nguyễn Thị Lệ (thị trấn Vũ Quang) cho biết: “Qua các cuộc họp phụ huynh, chúng tôi được biết kế hoạch của ngành Giáo dục huyện phấn đấu xây dựng các trường mầm non, tiểu học thị trấn, THCS Phan Đình Phùng thành những trường trọng điểm chất lượng cao. Chúng tôi rất ủng hộ và hy vọng các công trình sớm được xây dựng để con em miền núi có điều kiện học tập tốt hơn”.

Xây trường chuẩn nơi vùng cao
Giờ học tại trường Mầm non thị trấn Vũ Quang

Nhằm tạo mọi điều kiện để thế hệ con em được học tập và rèn luyện trong những ngôi trường có đủ trang thiết bị phù hợp với yêu cầu dạy và học nên mỗi người dân Vũ Quang đều không tiếc sức người, sức của đầu tư cho giáo dục. Thầy Nguyễn Thái Hòa - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Vũ Quang cho biết: “Hai năm qua, ngành Giáo dục đã được đầu tư hơn 16,7 tỷ đồng xây dựng, củng cố CSVC, trang thiết bị dạy và học, trong đó nguồn huy động từ các bậc phụ huynh hơn 4,3 tỷ đồng”.

Quyết tâm của huyện, ngành cùng với sự ủng hộ của nhân dân, nội lực của chính quyền địa phương và sự chia sẻ khó khăn của tỉnh đã góp phần tăng nhanh số lượng trường đạt chuẩn trên địa bàn. Tính đến thời điểm hiện tại, bậc mầm non có 58,3% trường đạt chuẩn quốc gia; tiểu học có 10/12 trường, trong đó có 25% trường đạt chuẩn mức độ 2; THCS có 83,3% trường đạt chuẩn. Các em đã được học tập trong những ngôi trường khang trang, GV và phụ huynh cũng bớt đi nỗi lo trong mùa mưa lũ.

Trong phong trào thi đua xây dựng CSVC trường lớp, Đức Lĩnh được đánh giá là một trong những đơn vị điển hình của huyện. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Xuân Thê cho biết: “Năm học 2013-2014, ngoài thực hiện thành công việc sáp nhập trường Mầm non Đức Lĩnh 1 và Đức Lĩnh 2, Tiểu học Đức Lĩnh 1 và 2, chúng tôi còn huy động nguồn đóng góp từ phụ huynh và ngân sách xã hơn 1,5 tỷ đồng để sửa sang hàng rào, khuôn viên, mặt bằng, nhà vệ sinh, phòng chức năng cho Trường THCS Bồng Lĩnh. Đến nay, 100% trường học trên địa bàn đều được công nhận chuẩn quốc gia”.

Khác với Đức Lĩnh, ngoài việc huy động nguồn lực từ nhân dân, ngân sách địa phương và các nguồn xã hội hóa khoảng 1,9 tỷ đồng để củng cố CSVC, thị trấn Vũ Quang cũng kêu gọi các dự án đầu tư với nguồn ngân sách gần 5 tỷ đồng xây dựng trường mầm non.

Sự quan tâm của huyện với việc tiết kiệm ngân sách hỗ trợ ngành Giáo dục hơn 1 tỷ đồng; những chính sách khuyến khích, ưu tiên cho GV đạt danh hiệu dạy giỏi cấp tỉnh, GV có thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (trên địa bàn thị trấn); ngân sách huyện, xã hỗ trợ cán bộ y tế, kế toán, GV mầm non ngoài biên chế... đã tạo động lực để mỗi thầy, cô giáo thêm yêu nghề. Vì thế, khắc phục mọi khó khăn, đội ngũ GV nơi đây luôn coi trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy vai trò tự học, tự bồi dưỡng nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, góp phần tạo bước chuyển mạnh mẽ trong công tác GD-ĐT trên vùng đất khó.

ANH THƯ - THĂNG LONG
Nguồn: baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay30,136
  • Tháng hiện tại223,229
  • Tổng lượt truy cập92,600,893
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây