Học tập đạo đức HCM

Xóa nghèo nơi “bậc nhất đói nghèo”

Thứ tư - 18/03/2015 22:27
Lai Châu vốn được coi là tỉnh nghèo ở "ven trời Tây Bắc”. Trong tỉnh nghèo này thì xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ đã có lúc được mệnh danh là nơi "bậc nhất đói nghèo”. Có lúc, tỷ lệ hộ dân nghèo đói lên đến trên 70%. Nay, do tìm ra được những cây trồng thích nghi mang tính đột phá nên cái nghèo, cái đói ở đây đã được đẩy lùi.
 
 
Chuối và sắn đang là những cây giúp người dân xóa nghèo nhanh chóng
 
Thu nhập từ… "cây vứt đi”
 
Lần "nghển cổ, căng chân” để tìm vào với Ma Ly Pho này, gặp lại Chủ tịch xã nơi "bậc nhất đói nghèo” Lò Văn Tỷ, ông vui lắm. Ông bảo, cái nghèo ở đây đã được đuổi, nguyên cớ của nó là do đã tìm được những cây hợp khí hậu, dễ trồng cho dân. Mà những cây ấy chẳng đâu xa lạ đó là những cây mà một thời dân coi là "vứt đi” đem lại. Khoát bàn tay vâm chắc một vòng, ông liệt kê: Này sắn, chuối, dong riềng… toàn cây của dân đấy. Nhưng biết chăm sóc nó, tìm được đầu ra đều mang lại hiệu quả cả.
 
Tuy là cuối vụ của cây sắn nhưng hiện nay đường từ Ma Ly Pho để dẫn đến cửa khẩu Ma Lù Thàng vẫn ngần ngật những đống sắn của người dân để chờ tư thương đến mua hàng. Đất nghèo Ma Ly Pho lâu nay vốn có thế mạnh về cây sắn, nhưng những năm trước dân có trồng đấy nhưng chủ yếu là để ăn lót dạ và dùng cho chăn nuôi. Chưa được quảng bá nên cây sắn ở đây chưa được người ta biết đến chất lượng và ít có người tìm đến để mua. Nhưng nay, bằng cách tiếp thị, với chất lượng tinh bột cao cây sắn ở đây đã được nhiều người tìm đến để mua. 
 
Với gần 100ha sắn được trồng, cùng với sự tìm mua của tư thương, giá lại tiếp tục tăng nên tiền đã về với dân, với xã ngày một nhiều hơn. Từ 800đ/kg thì nay sắn của Ma Ly Pho đã tăng lên đến 1.200đ/kg, thậm chí có lúc lên đến 1.500đ/kg. Hiện nay trong xã Ma Ly Pho, gia đình Lù Vần Pao, bản Sòn Thần 2 đang được coi là người có thu nhập cao do cây sắn mang lại. Bằng việc luân đổi đất đồi tạp, kém dinh dưỡng, Pao đã cùng gia đình đưa cây sắn vào trồng. Năm nay, 4ha sắn này với giá bán trung bình 1.200đ/kg nhà Pao đã có tới 40 triệu đồng.
 
Sắn và sự phát huy chất lượng của cây sắn đang mang lại cho Ma Ly Pho những hiệu quả về kinh tế. So với các cây trồng khác thì cây sắn rất dễ trồng và chăm sóc. Tháng 3 âm lịch làm đất, cuốc hố, bỏ hom, chỉ cần 1 lần làm cỏ là chờ thu hoạch. Hiện nay ở Ma Ly Pho rất nhiều gia đình có thu nhập trung bình từ 20 – 30 triệu đồng do cây sắn mang lại.  
 
Phát huy thế mạnh cây bản địa
 
Theo Chủ tịch Lò Văn Tỷ thì hiện nay, nghiên cứu và phát triển cây bản địa sẵn có để đem lại thu nhập cho người dân trong xã đang được các cấp ủy nơi đây chú ý. Sau nhiều năm tìm kiếm, trồng thử nghiệm và quảng bá sản phẩm cây trồng thì Ma Ly Pho đã tìm được 3 loại cây bản địa có hiệu quả cao là sắn, chuối và dong riềng. Hiện, với 717ha đất canh tác thì sắn, chuối và dong riềng đã chiếm đến trên 200 ha. Nhờ nguồn thu này mà tỷ lệ hộ đói nghèo của xã giảm xuống chỉ còn trên 30%.
 
Ngoài cây sắn, dong riềng thì mấy năm nay cây chuối tây cũng được đưa vào Ma Ly Pho và đang đem lại những tín hiệu vui. Toàn xã đã có 50ha chuối tây được gieo trồng, nhiều nhà đã có nguồn thu lên đến 100 triệu đồng. Hiện nay, Ly Tà Mẩy là người đã trồng được 300 gốc chuối tây. Theo Mẩy, chỉ sau 6 tháng trồng theo kĩ thuật, mỗi buồng chuối tây nặng 15kg sẽ bán được với giá 100.000 đồng. 1 ha chuối, sau 6 tháng trồng sẽ đem lại một nguồn thu khoảng 180 triệu đồng, gấp 5 lần trồng lúa. Từ nguồn thu này, hiện gia đình Mẩy tiếp tục trồng và nâng số gốc chuối của gia đình lên 500 cây.
 
Nhờ việc phát huy cây trồng bản địa này mà hiện nay vùng đất một thời được mệnh danh là "bậc nhất đói nghèo” đang nổi danh với những cái tên làm kinh tế giỏi như Lý Vần Quang (bản Tả Phìn), Tẩn Chỉn Ngan (bản Pờ Ma Hồ), Tẩn Chỉn Lìn (bản Sòn Thầu 1).  
 
Nguồn:  ddk.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập321
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm316
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại835,914
  • Tổng lượt truy cập92,009,643
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây