Học tập đạo đức HCM

Xung quanh loạt bài "Mối lo làng quê": Nông dân còn gì?

Thứ sáu - 31/05/2013 03:07
Khi người nông dân rời bỏ ruộng đồng, họ chỉ còn con đường bán mồ hôi để kiếm sống với mức giá không thể rẻ mạt hơn. Đó là con đường mà những thế hệ nông dân cha ông họ đã từ chối bằng cách vùng lên quá đà trong cuộc cải cách ruộng đất đầy đau thương hồi giữa thế kỷ trước.

Khi người nông dân ở Hải Dương làm đơn trả lại hàng trăm ha ruộng (xem bài “Nằng nặc xin trả ruộng” trong loạt bài “Mối lo làng quê” trên NNVN), ông Bí thư tỉnh này cho rằng đó là chuyện bình thường, rằng khi làm ruộng không mang lại hiệu quả, họ phải bỏ thôi, như một quy luật của thị trường. Song, bỏ ruộng rồi, người nông dân còn gì? Đây không phải câu chuyện thị trường nữa, không phải sự thường ở những làng quê ngàn năm lúa nước.


Nhiều làng quê, làm nông nghiệp chỉ còn người già

Người nông dân còn gì khi không còn ruộng đất? Đó là câu hỏi không giản đơn, vì ruộng đất là tất cả đối với người nông dân, là nền tảng để tạo ra mọi giá trị của họ. Để có ruộng đất, nhiều thế hệ người nông dân Việt Nam đã từng phải đánh đổi không chỉ công sức, mồ hôi, máu, mà cả lòng tự trọng.

Ruộng đồng là cuộc sống của người nông dân xưa kia, bây giờ, và mãi mãi sau này. Ruộng đất nuôi sống nông dân, làm nên văn hóa, lối sống của nông dân, và cũng tạo nên những bi kịch của người nông dân. Nhưng vụ án từ ruộng đồng như Nọc Nạn thời thực dân, như Tiên Lãng thời nay là những bi kịch của những người nông dân khi tình yêu với ruộng đồng của họ bị ngăn trở. 

Người nông dân sống, và chết vì ruộng đồng. Luôn là như thế, bởi khi không còn ruộng đồng, họ không còn là nông dân nữa.

Người nông dân còn gì khi trả lại ruộng đồng? Cái họ còn là sức lao động. Có thể, ông Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cho rằng người nông dân bỏ ruộng là bình thường vì năm ngoái số lượng người Hải Dương đi xuất khẩu lao động tăng 16%. Nhưng, con số 3500 người nông dân Hải Dương đi xuất khẩu lao động chỉ là một phần rất nhỏ so với lượng lao động dôi dư do bỏ ruộng ở đây. 

Thậm chí, nếu như tất cả những người nông dân Hải Dương sau khi bỏ ruộng đều có thể sang Hàn Quốc, Đài Loan, hay chỉ lên Hà Nội làm thợ xây thì cũng không nghĩa việc trả ruộng là điều bình thường. Bởi, những đồng tiền ít ỏi có được từ việc bán sức nơi xứ  người chưa bao giờ là con đường bền lâu để mưu cầu hạnh phúc.  Khi người nông dân rời bỏ ruộng đồng, họ chỉ còn con đường bán mồ hôi để kiếm sống với mức giá không thể rẻ mạt hơn. Đó là cách thức mà sức lao động của họ không còn khả năng để tái tạo, để gia tăng năng lực. Đó là con đường mà những thế hệ nông dân cha ông họ đã từ chối bằng cách vùng lên quá đà trong cuộc cải cách ruộng đất đầy đau thương hồi giữa thế kỷ trước.

 

"Khi người nông dân bỏ ruộng đồng, cái họ còn là sự trống rỗng. Đó là những làng quê vắng vẻ bởi không có việc làm, là những mái đình không còn ngày hội, là những bà lão lưng còng nhóm lửa sớm khuya không tiếng nói, là mắt trẻ con tối dưới hiên chiều".

Người nông dân bỏ ruộng vì rất nhiều lý do, vì ruộng đồng không nuôi nổi họ, vì những hấp lực việc làm từ đô thị, từ những thị trường lao động xa xôi. Họ có lý khi trả lại ruộng đồng. Song, đó là cái lý bất đắc dĩ, cái lý của những điều vô lý. Bởi người nông dân không thể nói lý với cánh đồng của mình khi sau một vụ lúa dài gần nửa năm trời, hạt thóc thu về không đủ bù những chi phí mà họ đã bỏ ra, không đủ bù cho những khoản thu mà họ phải đóng góp trên mỗi đầu sào ruộng. Khi không còn ruộng đồng, người nông dân không còn là nông dân nữa. Vậy họ sẽ là ai? Họ sẽ là những công nhân ở các xóm trọ ngoại ô với bữa cơm thiếu chất và cuộc sống tù đọng về tinh thần. Họ buôn thúng bán bưng trên những vỉa hè bị xua đuổi. Họ đi trên những con đường không phải của mình, bởi bỏ ruộng đồng, họ vẫn là nông dân với đôi bàn tay trắng.

Ruộng đất là máu thịt, là tâm hồn của nông dân. Muôn đời là thế. Nhưng người nông dân đã làm đơn trả ruộng. Đó chắc chắn không phải một việc bình thường, đó là bi kịch lớn nhất của nông thôn. Bởi, khi giã từ ruộng đồng thì người nông dân còn gì? Câu hỏi này có lời đáp hay không?

Theo Nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập304
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm298
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại238,097
  • Tổng lượt truy cập85,145,133
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây