Học tập đạo đức HCM

Bảo đảm sản xuất, trồng trọt ứng phó với dịch Covid-19

Thứ bảy - 11/04/2020 22:06
CTTĐT - Để ứng phó với dịch Covid-19 và đảm bảo sản xuất, trồng trọt, theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp; các nông hộ đã chủ động sản xuất, trồng trọt, tăng cường cung cấp nông sản thiết yếu phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. ​

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Dự báo nếu dịch bệnh kéo dài sẽ tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp và các nhà máy chế biến nông, lâm sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Nhất là việc tiêu thụ sản phẩm chè của tỉnh trong niên vụ 2020. Ngoài ra, dịch bệnh sẽ tác động lớn đến đầu vào của sản xuất nông nghiệp như: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có thể tăng giá cao, do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thị trường.

Bà Đặng Thị Hiền ở thôn Tân Đức, xã Đạo Đức (Vị Xuyên) chăm sóc vườn rau của gia đình.

Để ứng phó với dịch Covid-19, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV, Giang Đức Hiệp, cho biết: “Chi cục đã chủ động tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo sản xuất theo lĩnh vực chuyên môn gắn với phòng chống dịch Covid-19, như yêu cầu UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nhân tổ chức thực hiện tốt các giải pháp sản xuất. Chủ động, chuẩn bị đầy đủ giống, phân bón, vật tư nông nghiệp để phục vụ sản xuất. Khuyến khích sử dụng các giống lai ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu bệnh hại, điều kiện ngoại cảnh bất thuận và ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất.

Các huyện, thành phố cần đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, có cơ chế hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân đầu tư thâm canh, chăm sóc, bảo vệ diện tích cây trồng để chủ động an ninh lương thực, thực phẩm tại chỗ. Kiên quyết không để nhân dân bỏ đất trống; hướng dẫn người dân chuyển đổi các diện tích đất lúa không chủ động nước, kém hiệu quả sang trồng cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao. Trong đó, tăng diện tích các cây trồng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân nhằm ứng phó với dịch Covid-19, như: Tăng diện tích sản xuất cây lương thực, thực phẩm; giảm diện tích sản xuất các cây trồng có khả năng bị ảnh hưởng bởi thị trường tiêu thụ trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND xã Đạo Đức, Nguyễn Thị Liên, cho biết: “Thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 chính quyền địa phương đã tuyền truyền đến nhân dân thực hiện nghiêm các chỉ đạo của trung ương và địa phương về: Không tập trung đông người, giữ khoảng cách… Đồng thời, bà con vừa chống dịch vừa đảm bảo sản xuất, thường xuyên thăm đồng, chăm sóc các diện tích trồng rau, lúa để kịp thời phát hiện tình hình sâu bệnh hại”. Trong những ngày thực hiện “cách ly toàn xã hội”, gia đình bà Đặng Thị Hiền ở thôn Tân Đức, xã Đạo Đức (Vị Xuyên) vẫn thực hiện việc sản xuất, trồng trọt. Bà Hiền, cho biết: “Nhà tôi có hơn 8.000 m2 trồng các loại rau như: Rau mùng tơi, rau bí, mướp đắng, cải… Thực hiện chỉ đạo của chính quyền địa phương về giãn cách xã hội, hàng ngày tôi vẫn ra vườn chăm sóc cây trồng và chú ý đến việc đeo khẩu trang, không tụ tập đông người, làm việc xong là về thẳng nhà. Sản phẩm rau của gia đình tôi hàng ngày có thương lái đến tận nhà thu mua và chuyển đi bán ở các chợ; từ việc bán rau, hàng tháng gia đình tôi có thu nhập khoảng 5 triệu đồng”.

Bên cạnh việc khuyến khích người dân tăng gia sản xuất, ngành nông nghiệp đã đề ra phương án sản xuất nông nghiệp bù đắp sự thiếu hụt các sản phẩm nông nghiệp do dịch Covid-19 như: Tuyên truyền người dân chủ động chăm sóc diện tích lúa, ngô đã trồng, cấy; chuẩn bị giống, vật tư, phân bón cho sản xuất vụ mùa, đồng thời tiếp tục chuyển đổi đất trồng lúa, ngô năng suất thấp, sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao. Đảm bảo diện tích rau đậu các loại trên 35.000 ha, trong đó tập trung tăng diện tích các loại rau ăn lá ở một số huyện trọng điểm như: Thành phố Hà Giang, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quản Bạ. Có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, HTX tham gia cung ứng giống, vật tư phân bón… đảm bảo đủ để sản xuất vụ mùa. Tổ chức lại sản xuất cho nông dân theo nhóm hộ, tổ hợp tác… áp dụng biện pháp thâm canh theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông cơ sở theo hướng “5 cùng” tạo sự đồng nhất trong tổ chức sản xuất. Chủ động hơn nữa trong công tác dự tính dự báo tình hình sâu bệnh, dịch hại, hướng dẫn sử dụng hóa chất thực vật theo đúng quy định để tăng năng suất cây trồng và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường sinh thái, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng./.

Theo Lê Hải/Hagiang.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập135
  • Hôm nay40,778
  • Tháng hiện tại890,474
  • Tổng lượt truy cập93,268,138
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây