Học tập đạo đức HCM

Cánh cửa kinh tế chưa từng đóng lại

Thứ năm - 16/04/2020 06:01
Có người hỏi Thủ tướng, Việt Nam còn là dân tộc anh hùng khi tất cả như đang co lại trước dịch bệnh. Tại Mỹ, mỗi ngày có hàng nghìn người chết, vẫn luôn tính đến việc mở cửa trở lại nền kinh tế. Vậy bao giờ Việt Nam mở?
Hội nghị Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp dự kiến sẽ diễn ra trong cuối tháng 4/2020.

“Cho đến nay, chưa có bất kỳ người dân Việt Nam nào qua đời vì dịch bệnh COVID-19”, Thủ tướng nói, “chúng ta chưa từng để đất nước lâm nguy vì dịch bệnh và chắc chắn không bao giờ để đất nước lâm nguy. Cánh cửa kinh tế cũng chưa từng đóng lại”.

Thời điểm cao trào được xác định trong Chỉ thị 16 của Thủ tướng là từ 0h ngày 1/4 và kéo dài trong vòng 15 ngày. Thủ tướng luôn bày tỏ ông thấy rất khó khăn khi ra các yêu cầu về chống dịch bệnh khiến nhiều bất tiện cho người dân. Nhưng trên thực tế, có thể thấy, người đứng đầu Chính phủ đã thể hiện một nỗ lực rất cao để cho toàn dân có được cảm giác nhẹ nhàng nhất trong hoàn cảnh dịch bệnh.

Không chỉ các siêu thị mà các chợ dân sinh vẫn được phép hoạt động, người dân vẫn được mua sắm. Một loạt các hoạt động kinh tế vẫn được tiếp diễn như nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, ngân hàng, kho bạc, công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa…

Vào tuần trước, Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương bàn phát triển kinh tế. Tới đây, ông tiếp tục chủ trì Hội nghị Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp. Với độ mở lên tới hơn 200% GDP, nền kinh tế Việt đứt đoạn vì dịch bệnh là thực tế không thể tránh khỏi, nhưng như khẳng định của Thủ tướng, “không những không thể đứt gãy mà còn phải vượt mạnh, như cái lò xo bị nén bật ra để đuổi kịp thời gian”.

Không có chiến dịch nào gọi là “mở cửa trở lại”, bởi vì nền kinh tế Việt Nam chưa từng đóng cửa, mà chỉ là “nếu như trước khi xuất hiện dịch bệnh chúng ta đã rất cố gắng trong phát triển kinh tế thì giờ đây, phải cố gắng gấp đôi, gấp ba”,  Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ cùng các cơ quan tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, việc triển khai và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp tại Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Bộ Tài chính có nhiều hơn nữa các sáng kiến, giải pháp về chính sách tài khóa, thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp. Bộ Công Thương có nhiều hơn nữa các sáng kiến, giải pháp đa dạng hóa, bảo đảm đủ nguồn cung cho hoạt động sản xuất trong nước; đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa các thị trường xuất, nhập khẩu; chính sách ưu đãi đối với các ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch; giải pháp thúc đẩy các dự án công nghiệp, năng lượng quy mô lớn.

 Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiều hơn nữa các sáng kiến, giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ số, phát triển các sản phẩm trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử trên môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống kinh tế - xã hội, định hướng truyền thông vận động, hỗ trợ tạo niềm tin cho doanh nghiệp phát triển…

Nhìn rộng ra, vào thời khắc thế giới đảo lộn vì dịch bệnh và bấn loạn với cảnh “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, thì Việt Nam cũng chưa từng thực sự  “đóng cửa”. Đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN trong lúc đặc biệt khó khăn này, Việt Nam nhận thức rõ trách nhiệm của mình và quyết tâm vai kề vai sát cánh với các nước thành viên chèo lái con thuyền ASEAN vượt qua sóng gió.  

Ngay từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, Việt Nam đã chủ động, tích cực, hành động nhanh chóng, dẫn dắt và điều phối các nỗ lực chung của ASEAN cũng như hợp tác với các đối tác kiểm soát, ngăn chặn lây lan, đồng thời giảm thiểu tác động kinh tế - xã hội của dịch bệnh.

Tổng Thư ký ASEAN, ông Dato Lim Jock Hoi đánh giá, “Việt Nam với tư cách là Chủ tịch ASEAN đã thể hiện “tầm lãnh đạo mạnh mẽ” trong việc dẫn dắt một phản ứng tập thể của khu vực trước đại dịch COVID-19”

Thủ tướng vẫn rất trăn trở trước câu hỏi, Việt Nam có còn là dân tộc anh hùng hay không khi mà tất cả như đang co lại? Và ông thấy, “người dân Việt Nam, nếu có co lại trước COVID- 19 thì không phải là nỗi sợ cho riêng mình, mà đó là tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước. Một dân tộc chỉ có thể thực sự anh hùng, khi trước hết, đó phải là dân tộc khỏe mạnh”.

 Lê Châu

Nguồn tin: chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập361
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm353
  • Hôm nay29,532
  • Tháng hiện tại208,099
  • Tổng lượt truy cập90,271,492
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây