Học tập đạo đức HCM

Cây bí xanh 'giải nhiệt' cơn khát rau

Thứ tư - 15/06/2022 10:07
LAI CHÂU Dễ trồng, năng suất cao, bảo quản được lâu..., bí xanh là lựa chọn tốt để giải quyết nhu cầu rau củ cho địa phương vốn có giá tiêu dùng đắt đỏ như Lai Châu.

Lai Châu là tỉnh miền núi được đánh giá là khu vực có giá cả sinh hoạt và tiêu dùng đắt đỏ hàng đầu cả nước do đường sá xa xôi, dẫn đến phí vận chuyển cao. Tất cả chi phí đều cộng vào giá sản phẩm nên giá cả đến tay người tiêu dùng tăng lên rất nhiều, trong đó có các sản phẩm rau củ quả.

Vì vậy, việc tìm loại rau quả phù hợp với điều kiện tự nhiên ở đây để sản xuất, tạo nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ với giá cả hợp lí với điều kiện thu nhập của người dân đang là một trong những hướng đi được nhiều địa phương của Lai Châu quan tâm.

Bí xanh đang mở ra hướng làm ăn cho thu nhập cao gấp hàng chục lần so với lúa ở xã Mường Than (Than Uyên, Lai Châu). Ảnh: Hồng Nhung.

Bí xanh đang mở ra hướng làm ăn cho thu nhập cao gấp hàng chục lần so với lúa ở xã Mường Than (Than Uyên, Lai Châu). Ảnh: Hồng Nhung.

Than Uyên (Lai Châu) là huyện miền núi có diện tích thung lũng bồn địa khá lớn, nhất là cánh đồng Mường Than. Từ nhiều năm nay, xã Mường Than là xã trọng điểm trồng lúa của địa phương. Ngoài ra, bà con còn trồng rau màu tăng vụ, nhất là ở các bản Sen Đông, Phương Quang, Cẩm Trung...

Tuy sản lượng lúa của Mường Than khá ổn định nhưng hiện nay, nhiều nông dân vẫn tích cực tìm kiếm giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện tự nhiên ở đây để chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhiều hộ gia đình đã chuyển hoàn toàn sang trồng hoa màu.

Vừa qua, bà con nông dân Mường Than đã tìm hiểu và trồng thử nghiệm giống bí Nova 209 do Công ty TNHH Thương mại Rau quả Ngọc Linh (Sơn La) triển khai. Sau thời gian tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, bà con đã tự tin thực hiện mô hình này và gieo trồng giống bí xanh Nova 209 từ tháng 1/2022 tại cánh đồng bản Đông và Sen Đông. Hiện nay, xã có tổng số 16 hộ và 1 hợp tác xã đã nhận trồng giống bí xanh Nova 209 với diện tích 3,2ha.

Chỉ với vỏn vẹn hơn 150m2, hộ ông Phan Thanh Sơn ở bản Sen Đông (xã Mường Than) đã thu về hàng chục triệu đồng từ bí xanh. Ảnh: Hồng Nhung.

Chỉ với vỏn vẹn hơn 150m2, hộ ông Phan Thanh Sơn ở bản Sen Đông (xã Mường Than) đã thu về hàng chục triệu đồng từ bí xanh. Ảnh: Hồng Nhung.

Chị Tòng Thị Hương, bản Đông (xã Mường Than), một thành viên của Hợp tác xã Nông nghiệp sạch và Dịch vụ nông nghiệp Than Uyên khẳng định: Đầu tư ban đầu cho việc trồng bí Nova 209 khá cao nhưng sử dụng được lâu dài. Để chuẩn bị cho 1.000m2 trồng bí Nova 209, bà con phải có giàn tre, lưới nhựa cho bí leo, hệ thống tưới nước tự động..., tổng chi phí khoảng 16 triệu đồng. Khu vực nào trồng cũng phải chủ động về bể nước, máy bơm và nguồn điện khi cần bơm nước để tưới tự động. Gia đình chị Hương đang trồng bí Nova 209 trên diện tích 3.500m2, dự kiến thu hoạch khoảng 35 tấn/vụ.

Ở bản Sen Đông, ông Phan Thanh Sơn là nông dân giàu kinh nghiệm, ông là người đầu tiên trồng thử nghiệm giống bí Nova 209 trên diện tích 153m2. Vừa qua, ông đã thu hoạch khoảng 1 tấn quả, giá bán 10 nghìn đồng/kg, dự kiến tổng thu 10 triệu đồng.

Theo ông Sơn, giống bí xanh Nova 209 mỗi năm dự kiến trồng được 2 vụ, mỗi vụ khoảng hơn 3 tháng, trên diện tích chỉ 153m2 nhưng mỗi năm sẽ đem lại thu nhập khoảng 20 triệu đồng, so với trồng lúa hiệu quả kinh tế gấp 20 lần.

Ông nói: “Mọi năm gia đình tôi trồng bí sặt, quả to nhưng không ngon. Năm nay trồng bí này, vỏ xanh, cùi xanh, giòn ngọt, nấu canh vị bí không bị chua, rất ngon nên dễ bán, giá cao". Hiện gia đình ông Sơn đang trồng mở rộng thêm bí xanh trên diện tích gần 2.000m2, hứa hẹn có một nguồn thu nhập đáng kể.

Bí xanh rất dễ trồng, năng suất lại rất cao, dễ bảo quản được lâu nên là hướng đi rất tốt cho các vùng khó khăn về sản xuất rau xanh như Lai Châu. Ảnh: Hồng Nhung.

Bí xanh rất dễ trồng, năng suất lại rất cao, dễ bảo quản được lâu nên là hướng đi rất tốt cho các vùng khó khăn về sản xuất rau xanh như Lai Châu. Ảnh: Hồng Nhung.

Chia sẻ về chủ trương của xã, ông Hà Văn Vui, Phó Bí thư Đảng ủy xã Mường Than khẳng định hiệu quả kinh tế của mô hình này, dự kiến trong thời gian tới khi thu hoạch xong vụ đầu tiên của năm 2022, xã sẽ phối hợp với Công ty TNHH Thương mại Rau quả Ngọc Linh tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá năng suất, sản lượng, hướng dẫn kỹ thuật thu hái và cách chăm sóc vụ tiếp theo.

Định hướng lâu dài, UBND xã sẽ để bà con nông dân tham gia trong mô hình cùng trao đổi, đánh giá tổng kết, chú trọng học tập để lan tỏa kỹ thuật, thay đổi tư duy cho bà con ở các bản của Mường Than cũng như các xã bạn nhằm mở rộng sản xuất, nhân rộng mô hình. Hiện tại, xã Mường Than đang chủ trương mở rộng sản xuất bí xanh Nova 209 theo từng vụ, nâng dần số hộ tham gia.

Hiện nay, toàn bộ sản phẩm của các hộ và của Hợp tác xã Nông nghiệp sạch và Dịch vụ nông nghiệp Than Uyên tham gia mô hình bí Nova 209 sẽ được Công ty TNHH Thương mại Rau Quả Ngọc Linh thu mua theo giá thị trường của chợ đầu mối, giá bảo hiểm không thấp hơn 3.000 đ/kg để tránh rủi ro cho người dân nên bà con đều rất yên tâm tham gia sản xuất.

Bí xanh dễ trồng nên cũng rất phù hợp với trình độ canh tác của bà con miền núi. Ảnh: Hồng Nhung.

Bí xanh dễ trồng nên cũng rất phù hợp với trình độ canh tác của bà con miền núi. Ảnh: Hồng Nhung.

Việc đưa cây bí Nova 209 vào trồng thử nghiệm tại địa phương còn có ý nghĩa quan trọng, trước hết là phục vụ sản xuất kinh doanh theo mô hình liên kết chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu và các công ty bao tiêu sản phẩm, ngoài ra còn đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng tại địa phương, hạ giá thành sản phẩm rau củ quả ở địa bàn miền núi.

Bên cạnh đó, việc trồng bí Nova 209 khá phù hợp với trình độ canh tác của nông dân miền núi và cho năng suất cao, giúp nông dân có thể trồng vài gốc bí Nova 209 tại vườn nhà để sử dụng cho các bữa ăn, có thể cất trữ lâu dài phục vụ cho mùa mưa, mùa đông khi các loại rau ăn lá mọc chậm và cũng có thể vận chuyển đi xa mà không sợ dập nát.

https://nongnghiep.vn/cay-bi-xanh-giai-nhiet-con-khat-rau-d325236.html
Theo Đinh Hồng Nhung/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập112
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm101
  • Hôm nay42,424
  • Tháng hiện tại800,618
  • Tổng lượt truy cập89,478,952
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây