Học tập đạo đức HCM

Có mã số vùng trồng giúp nông sản rộng đường xuất khẩu

Thứ năm - 15/09/2022 08:15
Đến năm 2025, Cục Bảo vệ thực vật hỗ trợ An Giang xây dựng 1.846 mã số vùng trồng, diện tích 168.611ha và 30 cơ sở đóng gói để phục vụ xuất khẩu nông sản.
Empty

Đến năm 2025, Cục Bảo vệ thực vật sẽ hỗ trợ tỉnh An Giang xây dựng 1.846 mã số vùng trồng, diện tích 168.611ha và 30 cơ sở đóng gói duy trì điều kiện xuất khẩu gắn với mã số. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các tỉnh ĐSBCL giữ vai trò trọng điểm về vùng trồng lúa, rau màu và cây ăn trái, thủy sản. Do vậy, việc trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức của cán bộ, tổ chức, cá nhân và nông dân về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu là rất cần thiết nhằm nâng cao giá trị nông sản, khai thác lợi thế nông nghiệp của các địa phương.

An Giang là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn, nằm trong nhóm đầu ĐBSCL về sản lượng lúa, rau màu, cây ăn trái và thủy sản nên  rất chú trọng xây dựng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, xem đây là điều kiện bắt buộc để các mặt hàng nông sản của tỉnh đáp ứng điều kiện xuất khẩu cũng như nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Ngày 5/11/2021, Sở NN-PTNT An Giang đã ký thỏa thuận hợp tác với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) về xây dựng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. Theo đó, đến năm 2025, Cục Bảo vệ thực vật sẽ hỗ trợ tỉnh An Giang xây dựng 1.846 mã số vùng trồng, diện tích 168.611ha và 30 cơ sở đóng gói duy trì điều kiện xuất khẩu gắn với mã số.

Ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Hiện nay toàn tỉnh đã cấp được 252 mã số vùng trồng và 21 mã số cho cơ sở đóng gói theo Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 774:2020/BVTV (mã số vùng trồng) và TCCS 775:2020/BVTV (mã số cơ sở đóng gói). Trong 252 mã số vùng trồng được cấp thì có 146 mã số cây ăn trái (140 mã số trên xoài, 4 mã số trên mít, 2 mã số trên nhãn), 1 mã số trên rau màu (ớt) và 105 mã số trên lúa, nếp.

Empty

Việc áp dụng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói ở An Giang có vai trò vô cùng quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu, quy định ngày càng cao của thị trường thế giới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thị trường phục vụ xuất khẩu chủ yếu với cây ăn trái là Trung Quốc, New Zealand, Úc, Mỹ, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản… Điểm nổi bật của An Giang là đẩy mạnh phối hợp cấp mã số vùng trồng trên lúa, nếp, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp cùng xây dựng mã số vùng trồng, phục vụ xuất khẩu gạo vào các thị trường cao cấp như Úc, Mỹ, EU, Nhật Bản…

Việc chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng, đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng lúa đang giúp Tập đoàn Lộc Trời tiến sâu vào thị trường Liên minh châu Âu (EU), thị trường có giá trị cao nhưng cũng đòi hỏi rất cao về chất lượng. Sau khi trở thành đơn vị đầu tiên xuất khẩu gạo vào EU trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vào tháng 9/2020.

Riêng trong 2 năm qua, Tập đoàn Lộc Trời đã bán hơn 80.000 tấn gạo các loại vào thị trường EU. Mới đây, Lộc Trời trở thành doanh nghiệp tiên phong chủ động đưa thương hiệu “Cơm Việt Nam Rice” vào 2 hệ thống là Carrefour (hệ thống đại siêu thị lớn nhất châu Âu) và Leclerc (hệ thống đại siêu thị hàng đầu tại Pháp). Đây là cơ hội để gạo Việt Nam xâm nhập vào hệ thống phân phối cuối cùng và cũng là phức tạp nhất châu Âu.

“Việc áp dụng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói có vai trò vô cùng quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu, quy định ngày càng cao của thị trường thế giới, tiến đến cấp mã số vùng trồng cho thị trường nội địa. Vấn đề đặt ra hiện nay là tăng mã số vùng trồng được cấp mới theo đúng thông lệ quốc tế, vừa duy trì, quản lý mã số vùng trồng được cấp” Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang Trương Kiến Thọ nói.

Để có mã số vùng trồng và mã số cho cơ sở đóng gói đạt theo tiêu chuẩn phục vụ cho nông dân, HTX và doanh nghiệp, mới đây Cục Bảo vệ thực vật phối hợp Sở NN-PTNT An Giang tổ chức lớp tập huấn về thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu và triển khai nhật ký điện tử (Farmdiary) cho 19 tỉnh, thành phố phía Nam. Thành phần tham gia lớp tập huấn là lãnh đạo và cán bộ chuyên môn Chi cục Trồng trọt và BVTV của 19 tỉnh, thành phố (mỗi tỉnh cử 3 người). Riêng tỉnh An Giang được mời thêm một số doanh nghiệp, HTX và nông dân liên quan đến mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

Empty

Cấp mã số vùng trồng trên cây ăn trái sẽ giúp An Giang thuận lợi xuất khẩu sang các thị trường như: Trung Quốc, New Zealand, Úc, Mỹ, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản… Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, lớp tập huấn nhằm hướng dẫn, giúp nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, chủ cơ sở, doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác… nắm rõ các quy định về thông tin, kiến thức và quy trình đăng ký xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói.

Việc tập huấn còn nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, kịp thời chấn chỉnh, phòng ngừa vi phạm trong sử dụng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói để bảo vệ uy tín, thương hiệu nông sản Việt. Qua tham quan thực tế, tìm hiểu việc triển khai xây dựng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói tại HTX GAP ở cù lao Giêng (huyện Chợ Mới) càng giúp đại biểu các địa phương phía Nam có thêm kinh nghiệp, triển khai hiệu quả công tác này.

Trong thời gian tập huấn tại An Giang, cùng với trang bị các kiến thức chuyên môn về xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu, các đơn vị chuyên môn của Cục Bảo vệ thực vật còn giới thiệu với 19 tỉnh, thành phố phía Nam nhật ký điện tử (Farmdiary), hướng dẫn sử dụng và trải nghiệm sử dụng Farmdiary. Đây là ứng dụng mới, giúp quản lý hiệu quả vùng trồng dựa trên nền tảng số, thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp.

https://nongnghiep.vn/co-ma-so-vung-trong-giup-nong-san-rong-duong-xuat-khau-d332391.html
Theo Lê Hoàng Vũ/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập111
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm108
  • Hôm nay44,477
  • Tháng hiện tại291,777
  • Tổng lượt truy cập87,646,847
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây