Học tập đạo đức HCM

Hành củ ‘đại hạ giá’, nông dân Bình Định khốn đốn

Thứ hai - 26/04/2021 20:45
Hành từng là cây làm giàu của nông dân nhiều địa phương ở tỉnh Bình Định, thế nhưng hiện cả hành tím lẫn hành hương đều sập giá thê thảm khiến nông dân khốn đốn.

Trong những ngày này, nông dân ở xã Cát Hải (huyện Phù Cát), địa phương được ví là “thủ phủ” của cây hành ở tỉnh Bình Định đang như ngồi trên đống lửa, bởi, hành củ tuột giá chưa từng thấy. Theo người trồng hành ở đây, hiện giá củ hành tím, hành hương dao động chỉ 5.000đ-7.000đ/kg nhưng vẫn không tiêu thụ được. 

Theo ông Đỗ Hoàng Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Hải, trong vụ ĐX 2020-2021 nông dân xã này sản xuất 144ha hành hương để lấy củ khô. Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi, thêm vào đó trình độ thâm canh của nông dân được nâng cao nên năng suất hành năm nay đạt đến 105 tạ/ha, tăng hơn vụ đông xuân năm trước 25 tạ/ha.

Những năm trước thương lái mua hành tại ruộng, giờ hành tiêu thụ không được, thu hoạch xong nông dân đành chở về nhà. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Những năm trước thương lái mua hành tại ruộng, giờ hành tiêu thụ không được, thu hoạch xong nông dân đành chở về nhà. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Hành được mùa, nông dân Cát Hải chưa kịp mừng thì phải đối mặt với giá bán thấp chưa từng thấy. Vào thời điểm này năm trước, hành củ loại tốt được phơi khô có giá đến 40.000đ-50.000đ/kg thì năm nay lúc cao giá nhất cũng chỉ 20.000đ-25.000đ/kg, nhưng cái giá này kéo dài không lâu, còn hành củ loại 2 có giá dưới 10.000đ/kg.

Ông Nguyễn Liêm (69 tuổi) ở xã Cát Hải (huyện Phù Cát), than thở: “2 năm vừa rồi cây hành mang lại hiệu quả kinh tế cao nên người dân ở đây phát triển thêm nhiều diện tích trồng hành. Nhiều cặp vợ trồng trẻ ở Cát Hải có sức khỏe còn đi thuê thêm đất để trồng hành. Năm nay hành tuột giá thảm hại khiến người trồng hành ở Cát Hải lâm cảnh trắng tay, tiền bán hành không đủ chi phí phân bón, trả tiền điện bơm nước”.

Hành củ 'đại hạ giá', tiền bán hành không đủ trả chi phí sản xuất. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Hành củ “đại hạ giá”, tiền bán hành không đủ trả chi phí sản xuất. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo ông Liêm, thời điểm vợ chồng ông còn sức khỏe tốt, ông và vợ làm đến 7-8 sào hành (500m2/sào).  Giờ vợ chồng ông Liêm đã lớn tuổi nên chỉ còn làm có 3 sào. “Năm nay giá hành giảm sâu kỷ lục, người trồng hành lỗ đậm, ai trồng nhiều lỗ nhiều, ai trồng ít lỗ ít. Năm ngoái, hành mới nhổ lên bán được 35.000đ/kg, giờ hành khô chỉ còn 7.000đ/kg mà thương lái cũng không mua. Nếu qua 20 ngày sau khi nhổ mà không tiêu thụ được thì số hành đã thu hoạch sẽ bị hư, đành phải phơi khô”.

Bà Nguyễn Thị Thân, nông dân có thâm niên trồng hành ở xã Cát Hải minh họa sự thê thảm của giá hành hiện nay bằng 1 câu nói gọn lỏn nhưng đầy chua xót: “Hiện nay bán 1kg hành khô mà tôi không mua nổi 1 ổ bánh mì, thảm chưa từng thấy. Ổ bánh mì thịt bây giờ ít nhất cũng 10.000đ/ổ, còn 1kg hành khô hiện nay giá chưa tới 10.000đ”.

Bán 1kg hành khô mua không đủ 1 ổ bánh mì thịt. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Bán 1kg hành khô mua không đủ 1 ổ bánh mì thịt. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Người trồng hành ở huyện Phù Mỹ cũng không ngoại lệ, đang mùa thu hoạch rộ mà giá hành hạ “sát đáy” khiến nông dân “khóc đứng khóc ngồi”. Vụ ĐX 2020-2021 nông dân Phù Mỹ trồng trên 240ha hành tím. Do sản xuất cây hành chăm sóc đơn giản, thêm vào đó giá cả trong nhiều năm qua ổn định từ 30.000đ-60.000đ/kg hành củ nên vụ ĐX 2020-2021 nông dân Phù Mỹ phát triển mạnh trồng hành tím. Sức tiêu thụ và giá bán hành củ ở Phù Mỹ hiện cũng chẳng khá hơn ở xã Cát Hải (huyện Phù Cát), thương lái chỉ thu mua hành tím khô ở Phù Mỹ với giá 5.000đ-7.000đ/kg.

Ông Lê Văn Lũy, nông dân ở xã Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ), vừa thu hoạch 4 sào hành tím nhưng do bán không được nên đành đem phơi khô, chất đầy nhà. “Năm ngoái tôi bán hành tím khô với giá 30.000đ/kg nhưng năm nay chỉ còn 5.000đ-7.000đ/kg. Đã vậy, khi mua thương lái lựa rất kỹ, hành xấu dù giá có rẻ đến mấy thương lái cũng không thu mua. Thương lái giải thích nguyên nhân năm nay hành “đại hạ giá” là do hành khô nhập về từ Trung Quốc tuy không thơm, nhưng củ rất to, dễ lột và đặc biệt là giá rẻ hơn nên nhiều người tiêu dùng chọn mua hành Trung Quốc về dùng, nên hành trồng tại địa phương mất giá. Hành, bán không được, tôi đành phơi hết số hành vừa thu hoạch chất đầy nhà, mỗi ngày đi ra đi vào nhìn mà muốn ứa nước mắt”, ông Lũy cay đắng cho hay.

Hành ế, nông dân xã Cát Hải (huyện Phù Cát, Bình Định) thu hoạch xong chất hành đầy nhà. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Hành ế, nông dân xã Cát Hải (huyện Phù Cát, Bình Định) thu hoạch xong chất hành đầy nhà. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ông Lê Việt Thanh, Phó Chủ tịch UBND Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ), cho biết: “Hiện hành tím tiêu thụ cũng rất khó khăn. Trước thực tế trên, UBND xã đã làm việc với Đoàn thanh niên xã phối hợp với một số doanh nghiệp, cơ sở tư nhân bàn giải pháp hỗ trợ, giải cứu hành giúp bà con nông dân trên địa bàn”. Tuy nhiên, giải pháp căn cơ vẫn là phải quy hoạch vùng trồng, hạn chế việc người nông dân thấy đổ xô vào trồng hành. Tránh tình trạng cung vượt quá cầu dẫn tới giá hành bị giảm mạnh như hiện nay.

“Năm nay diện tích trồng hành tím trên địa bàn Bình Định tăng cao, hành lại được mùa nên cung vượt cầu, dẫn đến giá bán giảm xuống thấp. Trong khi đó, ở Bình Định không có nhiều cơ sở thu mua nông sản để bảo quản sau thu hoạch hoặc chế biến sâu, cũng không có doanh nghiệp đứng ra thu mua nông sản của nông dân để đưa đi xuất khẩu nên “điệp khúc được mùa mất giá” cứ lập đi lập lại”, bà Nguyễn Thị Tố Trân, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bình Định, chia sẻ.

https://nongnghiep.vn/hanh-cu-dai-ha-gia-nong-dan-binh-dinh-khon-don-d289238.html
Theo Vũ Đình Thung/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập523
  • Hôm nay57,260
  • Tháng hiện tại716,587
  • Tổng lượt truy cập93,094,251
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây